Tham Dự photo2011

Tham Dự photo2011
CUỘC THI TUYỆT TÁC NHIẾP ẢNH VỀ KIẾN TRÚC VIỆT NAM 2011

CHUYÊN ĐỀ NHIẾP ẢNH

Kỹ Thuật Máy Ảnh

Holine : 01212904000

Holine : 01212904000
nguyenthuong.info@gmail.com

Download



Radio Online

Sai Gòn TiVi Online

Thế Giới Tivi Online

Tuổi Trẻ Online

Workshop

MEDIA

MEDIA
NGUYENTHUONG MEDIA

TRẦN LỆ XUÂN

Written By nguyenthuong info on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011 | 8:21:00 SA

Bà Trần Lệ Xuân qua đời

Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn một chính quyền ở miền nam Việt Nam trước giải phóng, qua đời hôm qua tại Italy.

Luật sư Trương Phú Thứ, người có liên hệ thường xuyên với bà Lệ Xuân, cho hay, bà Trần Lệ Xuân qua đời tại một bệnh viện ở Rome lúc 2 giờ sáng qua, thọ 87 tuổi.

Bà Trần Lệ Xuân.
Bà Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Time.

Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, kết hôn với Ngô Đình Nhu năm 1943 và cải từ đạo Phật sang Công giáo. Ông Nhu làm cố vấn cho anh trai là Ngô Đình Diệm, người đứng đầu chính quyền ở miền nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1963.
Bà Trần Lệ Xuân có nhiều hoạt động trên chính trường trong thời gian nói trên, làm chủ tịch một tổ chức phụ nữ; thúc đẩy việc thông qua các luật liên quan đến những vấn đề như nạo thai, ngoại tình, thi hoa hậu, đấm bốc... Bà cũng được cho là ủng hộ các luật nhằm đóng cửa các nhà chứa và ổ thuốc phiện.
Do anh chồng là ông Diệm không có vợ, gia đình bà lại sống trong dinh Độc Lập, nên bà Xuân thường được coi như đệ nhất phu nhân thời đó.

Bà Xuân có bốn người con, trong đó có con gái đầu là Ngô Đình Lệ Thủy đã thiệt mạng trong một tai nạn giao thông ở Pháp.Tháng 11/1963, khi cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm-Nhu xảy ra dẫn đến việc hai người này bị ám sát, bà Xuân và con gái đang có mặt ở Mỹ. Sau đó bà sang Italy sống một thời gian. Những năm tháng cuối đời, bà Xuân sống kín tiếng ở Pháp trong một căn hộ gần trung tâm Paris.
Cũng theo một số tờ báo của người Việt ở nước ngoài, bà Xuân đang viết hồi ký, có thể xuất bản vào tháng 9 hoặc 10 năm nay.

Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy trên bìa tạp chí Lifie tháng 11/1963.
Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy trên bìa tạp chí Lifie tháng 11/1963.

Trần Lệ Xuân trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Trần Lệ Xuân trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn một chính quyền ở miền nam Việt Nam trước giải phóng
Khi còn ở Sài Gòn, Trần Lệ Xuân tham gia nhiều hoạt động và xuất hiện nhiều trước công chúng. Ảnh: Life.
Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, kết hôn với Ngô Đình Nhu năm 1943 và cải từ đạo Phật sang Công giáo.
Trần Lệ Xuân trước báo giới. Ảnh: Life.
Bà vừa qua đời hôm qua tại nhà riêng ở Italy.
Trần Lệ Xuân là người tạo ra và cổ súy cho kiểu áo dài cổ rộng. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận. Ảnh: Life.
Bà có 4 người con, trong đó con gái đầu là Lệ Thủy đã qua đời vì tai nạn giao thông.
Khi anh chồng đang đương nhiệm, Trần Lệ Xuân cho dựng tượng Hai Bà Trưng. Có nhiều người nhận xét rằng gương mặt của hai nữ anh hùng dân tộc bị tạc cho giống hình hai mẹ con bà Xuân. Ảnh: Life.
Bà vừa qua đời hôm qua tại nhà riêng ở Italy.
Trần Lệ Xuân đứng đầu một số tổ chức thanh nữ và phụ nữ, ủng hộ các luật liên quan đến hôn nhân gia đình. Ảnh: Life.
Trần Lệ Xuân.
Trần Lệ Xuân đánh đàn bên các con. Ảnh: Life.
Những năm tháng cuối đời bà sống kín tiếng tại Pháp. Ảnh: Life.
Những năm tháng cuối đời Trần Lệ Xuân sống kín tiếng tại Pháp. Ảnh: Life.
Mai Trang
8:21:00 SA | 0 nhận xét | Read More

HÁT NHẠI 13 GIỌNG CA

Cư dân mạng phát "rồ" vì chàng trai hát nhại 13 giọng ca Sao Việt

(Phunutoday) - Cư dân mạng đang phát rồ vì một video clip trong đó có một chàng trai cùng ban nhạc trẻ nhại lại 13 chất giọng lẫn nam và nữ của nhiều ca sĩ trong showbiz Việt. Theo nguồn tin riêng của phóng viên, trước đây, ban nhạc “It’s time band” đã từng nhiều lần biểu diễn trong các phòng trà trong Tp.HCM nhưng chỉ khi màn biểu diễn được ghi hình lại và tung lên youtube và facebook thì mới nhận được sự lan toả trong cộng đồng mạng.

Video Clip Mai Quốc Việt cùng ban nhạc hát "Cát Bụi"

Trong video clip được truyền tay nhau rộng rãi trên mạng, ban nhạc “It’s time band” biểu diễn trong không gian âm nhạc trẻ trung, hát ca khúc nổi tiếng “Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nam ca sĩ chính của ban nhạc đã thể hiện bài hát bằng 13 giọng khác nhau đình đáng trong làng nhạc Việt như Đàm Vĩnh Hưng, Ưng Hoàng Phúc, Lam Trường, Khánh Phương, Chế Linh, Duy Mạnh, đến Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Trần Mạnh Tuấn, Phương Thanh, Phan Đình Tùng, NSND Thu Hiền và cuối cùng là Jimmy Nguyễn.


Mai Quốc Việt
Mai Quốc Việt


It’s Time Band được thành lập vào tháng 7/2010, ban nhạc được giới trẻ chú ý và mến mộ bởi sự chân chất mộc mạc, giản dị trong cách trình bày ca khúc đến giao tiếp với khán giả. Ban nhạc có thể chơi nhuần nhuyễn nhiều nhạc cụ với các phong cách Rock, R’nB và cả dân ca truyền thống. Ngoài ca sĩ chính của nhóm Mai Quốc Việt (anh chơi trống Cajon), It’s Time Band còn có hai thành viên khác Vũ Khắc Tuận chơi guitar accord, Đinh Đức Thảo chơi guitar lead.

Một số clip khác của Mai Quốc Việt và ban nhạc:



  • Xuân Dần
8:03:00 SA | 7 nhận xét | Read More

LỐC XOÁY KINH HOÀNG Tại HOA KỲ

Written By nguyenthuong info on Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011 | 11:55:00 CH

 Cảnh lốc xoáy kinh hoàng ở Mỹ
(Dân trí) - Một tay máy nghiệp dư đã quay được cảnh trận lốc xoáy quét qua bang Mississippi, một trong hàng loạt trận lốc xoáy xảy ra tại Mỹ hồi tuần trước, làm ít nhất 45 người chết.
 >>  Lốc xoáy tràn qua một nửa nước Mỹ, 45 người chết
Lốc xoáy gây ra cháy nổ trên đường nó đi qua.
Đoạn video được quay từ bên trong ôtô tại Clinton, Mississippi, một trong những bang ở miền nam nước Mỹ bị ảnh hưởng bởi những cơn lốc xoáy được coi là tệ hại nhất trong 2 thập niên qua.
Có thể nhìn thấy trong đoạn video cảnh cơn gió hung dữ cuốn tung lên trời các mảnh vỡ và gây cháy nổ do đường dây điện bị đứt.
Hơn 50 cơn lốc xoáy đã xảy ra tại Mỹ trong 3 ngày cuối tuần trước, khi các cơn giông bắt đầu ở bang Oklahoma rồi di chuyển về phía nam và tấn công bờ biển miền đông nước Mỹ.
Xem video:
An Bình
Theo Telegraph
11:55:00 CH | 1 nhận xét | Read More

HOA ANH ĐÀO HÀ NỘI

Written By nguyenthuong info on Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011 | 11:08:00 CH

Háo hức chiêm ngưỡng hoa anh đào tại Hà Nội
(Dân trí) - Hàng ngàn người dân, đặc biệt là các bạn trẻ đã sớm có mặt tại TT triển lãm Giảng Võ (HN) để được tận mắt chứng kiến hoa anh đào Nhật Bản trong lễ hội Genki 2011.
Tiếp nối thành công của những lễ hội hoa anh đào năm trước và hướng tới kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013), lễ hội Genki Nhật Bản tại Việt Nam đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người dân, đặc biệt là các bạn trẻ đã có mặt tại TT triển lãm Giảng Võ để tận mắt chứng kiến cây hoa anh đào đến từ Nhật Bản.
 
Dù không phải lần đầu có mặt tại Hà Nội nhưng người dân vẫn háo hức chiêm ngưỡng hoa anh đào.
 
Cho dù đây không phải là lần đầu, hoa anh đào xuất hiện tại Hà Nội trong một chương trình lễ hội nhưng sự háo hức và quan tâm của giới trẻ dường như vẫn còn nguyên vẹn.

Mọi người đều nô nức chen chân để cùng chiêm ngưỡng và chụp ảnh bên gốc hoa anh đào cũng như thưởng thức những tiết mục múa truyền thống Yosakoi của xứ sở Phù Tang cũng như làn điệu múa dân tộc Việt Nam.
 
 
Sắc hoa anh đào...
 
và những bạn trẻ tranh thủ chụp hình lưu niệm.
 
Bạn Nguyễn Thái Hà (Đào Tấn) háo hức chia sẻ: “Vài năm trước, em cùng các bạn từng tham dự chương trình tại sân Quần Ngựa và thực sự cảm thấy bị cuốn hút bởi không khí, văn hóa Nhật Bản.

Em thấy ấn tượng từ những tác phẩm truyện tranh, trình diễn cosplay và đặc biệt là rất thích hoa anh đào. Nó có những nét tương tự hoa đào ở Việt Namnhưng vẫn mang nét gì đó rất Nhật Bản. Mai em và các bạn sẽ còn ra sớm hơn để được xem màn múa diễu hành của các đội yosakoi”.

Được biết, cũng trong lễ hội Genki (kéo dài trong hai ngày 16,17/4), bên cạnh những gian trưng bày sản phẩm đặc trưng hai nước, trò chơi nghệ thuật truyền thống (cosplay, kiếm đạo,…), nhiều hoạt động quyên góp từ  thiện sẽ diễn ra với mong muốn góp một phần nhỏ giúp người dân Nhật Bản khắc phục hậu quả thiên tai.
 




Những gian hàng mang đậm phong cách Nhật.
 







và vũ điệu Yosakoi truyền thống xứ sở Mặt trời mọc.

Tin và ảnh: Trần Lê
11:08:00 CH | 0 nhận xét | Read More

RỬA TỘI CHO HOÀNG TỬ

Vợ chồng Thái tử Đan Mạch bế con đi rửa tội

Hôm qua, vợ chồng Thái tử Đan Mạch Frederik rạng ngời hạnh phúc bế hai con tới làm lễ rửa tội tại nhà thờ Holmen ở thủ đô Copenhagen. Từ sau thời khắc thiêng liêng ấy, cặp song sinh sẽ được cả thế giới biết đến với cái tên Hoàng tử Vincent Frederik Minik Alexander và Công chúa Josephine Sophia Ivalo Mathilda. Hình ảnh trên Hello Magazine.

Theo truyền thống hoàng tộc, tên của các công chúa, hoàng tử mới sinh sẽ được giữ kín cho tới ngày lễ rửa tội bắt đầu. Không là ngoại lệ, ba tháng sau khi sinh, cặp song sinh của Thái tử Frederik và Công nương Mary mới được đặt tên.
Theo truyền thống hoàng tộc, tên của các công chúa, hoàng tử mới sinh sẽ được giữ kín cho tới ngày lễ rửa tội. Không là ngoại lệ, ba tháng sau khi sinh, cặp song sinh của Thái tử Frederik và Công nương Mary mới được đặt tên.
Christian Valdemar Henri John
Hoàng tử Christian Valdemar Henri John 5 tuổi ân cần dắt cô em Isabella Henrietta Ingrid Margrethe 4 tuổi cùng bố mẹ tới lễ đặt tên cho hai em.
Trong ngày lễ đặt tên, nàng công chúa nhỏ của Công nương Mary mặc một chiếc áo choàng cotton trắng và đội mũ. Thời trang hơn, hoàng tử Alexander khoác chiếc áo choàng ren của Brussels.
Trong lễ rửa tội, nàng công chúa nhỏ mặc một chiếc áo choàng cotton trắng và đội mũ. Thời trang hơn, hoàng tử Alexander khoác chiếc áo choàng ren của Brussels.
Nổi bật không kém hai con, Công nương Mary xuất hiện trong chiếc váy bó sát màu xanh và mang băng đô màu trắng còn Thái tử Frederik lại lịch lãm với vest.
Nổi bật không kém hai con, Công nương Mary xuất hiện trong chiếc váy bó sát màu xanh và mang băng đô màu trắng còn Thái tử Frederik lại lịch lãm với vest. Những người tới chứng kiến thời khắc hạnh phúc này hôm qua ngoài các thành viên trong gia đình hoàng gia còn có bạn bè thân thiết của vợ chồng Thái tử.
Đối với Nữ hoàng Margrethe, nhà thờ Holmen có một vị trí đặc biệt trong trái tim bởi đó là nơi từng diễn ra lễ cưới của bà năm 1967.
Đối với Nữ hoàng Margrethe, nhà thờ Holmen có một vị trí đặc biệt trong trái tim bởi đó là nơi từng diễn ra lễ cưới của bà năm 1967.
Bình Minh
11:00:00 CH | 0 nhận xét | Read More

BỘ TRƯỞNG GỐC VIỆT

Bộ trưởng gốc Việt đầu tiên tại Đức
(Dân trí) - Philipp Roesler, một tiến sĩ trẻ người gốc Việt và là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) thuộc tiểu bang Niedersachsen, miền bắc nước Đức, vừa chính thức trở thành Bộ trưởng Kinh tế của tiểu bang này.
Tiến sĩ Roesler được coi là niềm hy vọng của FDP
Với quyết định được đưa ra hồi đầu tuần, Tiến sĩ Philipp Roesler đã trở thành một trong ba Bộ trưởng trẻ tuổi nhất tại Đức ở tuổi 35. Đây là Bộ trưởng đầu tiên gốc Việt tham gia trực tiếp vào guồng máy chính quyền tại Đức. Tiểu bang Niedersachsen có 3,2 triệu dân và nằm sát thành phố cảng quan trọng Hamburg. 

Báo chí toàn nước Đức ngày 9/1 đều đưa tin về Philipp Roesler và cho đó là một thành quả lớn nhất của đảng FDP, một đảng nhỏ với 8,1% phiếu bầu của cử tri (so với đảng lớn CDU giành được sự ủng hộ của 48,3% cử tri trong cuộc bầu cử 2003). Ngày 13/2 sắp tới sẽ là ngày chính thức nhậm chức của tân Bộ trưởng kinh tế Roesler tại thủ phủ Niedersachsen. 

Báo chí Đức nhận định thêm về chức vụ Bộ trưởng kinh tế tại tiểu bang Niedersachsen sẽ là một cơ hội để mở đường đưa Roesler lên tham gia trực tiếp vào chính quyền Liên bang tại thủ đô Berlin.

Cách đây 34 năm, một em bé Việt Nam sinh ngày 24/2/1973 tại Khánh Hoà được bố mẹ nuôi người Đức đón nhận về làm con nuôi từ lúc mới 9 tháng tuổi, và đặt tên là Philipp Roesler. 

Philipp Roesler lớn lên tại thành phố Hannover miền bắc nước Đức, tốt nghiệp đại học y khoa với chuyên ngành Bác sĩ nha khoa. Khi học trung học, Philipp Roesler đã được bầu vào chức vụ phát ngôn viên của trường. Tài năng bẩm sinh về chính trị của người thanh niên gốc Việt này giúp anh tiến rất nhanh với chức vụ Tổng thư ký của đảng FDP trong bang vào năm 2000. 

Anh tiến thêm bước nữa khi được tín nhiệm vào chức trưởng khối FDP của quốc hội tiểu bang vào năm 2003. Từ năm 2005, Philipp Roesler được bầu làm chủ tịch đảng FDP trong một cuộc đại hội đảng tại Goettingen với đa số phiếu tín nhiệm tuyệt đối 96%, và trở thành người chủ tịch đảng trẻ nhất tại Đức từ trước đến nay khi mới 32 tuổi. 

Tài năng trẻ này đã được Liên bang mời vào chức vụ tổng thư ký đảng FDP cho toàn Liên bang Đức, nhưng anh từ chối và muốn ở lại tiểu bang này để phục vụ người dân. Năm 2007, Roesler được tín nhiệm bầu vào ban chấp hành trung ương đảng FDP của Liên bang Đức với số phiếu 88%.

Roesler được nhiều người nhắc đến là một nhân vật chính trị quyết đoán, thực tiễn, ứng khẩu tài tình và khôn ngoan. Cách đây hai tháng, anh đã trở thành cha của hai cô con gái sinh đôi, Gesche và Grietje. 

Nhật Mai
Bộ trưởng gốc Việt có thể trở thành phó thủ tướng Đức

(Dân trí) - Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler, một người gốc Việt, nhiều khả năng sẽ trở thành phó thủ tướng và chủ tịch đảng Dân chủ tự do (FDP) trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel sau khi lãnh đạo đảng này từ chức hồi cuối tuần qua.
Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler.
Tờ Deutsche Welle của Đức đưa tin ông Rosler nổi lên là ứng cử viên tiềm năng sau khi Ngoại trưởng Guido Westerwelle từ chức Chủ tịch FDP và Phó thủ tướng Đức hôm 3/4. Ông Westerwelle dự kiến vẫn giữa chức ngoại trưởng trong nội các của bà Merkel.
Quyết định từ chức của ông Westerwelle diễn ra sau khi FDP hứng chịu một loạt thất bại trong các cuộc bầu cử địa phương gần đây.
Ngày 5/4, ông Rosler tuyên bố ứng cử chức chủ tịch FDP trong một cuộc họp cấp cao của đảng diễn ra tại thủ đô Berlin. FDP dự kiến sẽ đưa ra quyết định chính thức về vị trí lãnh đạo đảng trong đại hội toàn quốc vào tháng 5 tới.
Nếu được bầu, ông Rosler sẽ trở thành chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử FDP. Ông Rosler nhiều khả năng cũng sẽ đảm nhận chức vụ phó thủ tướng mà ông Westerwelle để lại.
Ông Philipp Rosler, một bác sĩ quân y 38 tuổi, từng là trẻ mồ côi tại Việt Nam và được một gia đình người Đức nhận làm con nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Bố mẹ nuôi của ông Rosler sau đó ly hôn khi ông lên 4 và ông sống với bố, một sĩ quan trong quân đội Đức.
Ông Rosler tham gia FDP năm 1992 và được xem là ngôi sao đang lên của đảng này. Ông Rosler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng y tế kể từ nằm 2009.
Ông Rosler đã có vợ và 2 cô con gái song sinh.
An BìnhTheo DW

nguyenthuong.ctxl@gmail.com
4:55:00 CH | 0 nhận xét | Read More

10 Năm Nhớ TRỊNH CÔNG SƠN

Written By nguyenthuong info on Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011 | 7:44:00 SA

 Dao Ánh - Một thời để nhớ 
 Kỳ 1: “Người yêu lạ lùng nhất” của Trịnh
Sau khi loạt bài Công bố hàng trăm bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đăng trên Thanh Niên, nhiều bạn đọc rất muốn biết thêm về Ngô Vũ Dao Ánh. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái út của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, kể rằng nhà của Dao Ánh nằm gần nhà của Trịnh Công Sơn - chỉ cách một cây cầu nhỏ Phú Cam - nên hằng ngày Dao Ánh đi học thường ngang qua đó…
 
Dao Ánh thời trẻ và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh: tư liệu
Trịnh Công Sơn nhắc đến trong một hồi ức: “Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng long não lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi… Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa xuân mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa… Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận (…) Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng mình là một nhan sắc”.
Trịnh Công Sơn nhớ về “những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình”. Đó là cố đô Huế với “mỗi sáng tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyến đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa. Thời gian trôi đi ở nơi đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh. Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoan lạc của giấc mơ. Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.
 
Một chiếc lá ép trong thư gửi từ Blao về có chữ Trịnh Công Sơn ghi trên mặt lá: “Mưa lạnh đầy đó Ánh - 23 Septembre 1965” - ảnh gia đình Trịnh Công Sơn cung cấp
Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi. Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa”.
Đời của Trịnh Công Sơn là thơ. Nỗi buồn của Sơn là nỗi buồn siêu hình. Nhạc của Sơn bài nào cũng có chữ em, chữ yêu, chữ tình. Người đẹp của Sơn phải là người gầy, không gầy thì không đẹp. Ví dụ, vai gầy: “Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai” (Còn tuổi nào cho em). Tay gầy: “Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm. Trên mùa lá xanh, ngón tay em gầy nên mãi ru trên ngàn năm” (Ru em từng ngón xuân nồng) - hoặc “Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi, em gầy ngón dài” (Tuổi đá buồn). Gầy và xanh nữa: “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao” (Diễm xưa) hoặc “Bàn tay xanh xao đón ưu phiền” (Nắng thủy tinh).
GS-TS CAO HUY THUẦN (Paris
Câu cuối của hồi ức đúng là viết về Diễm. Nhưng từ câu cuối ấy ngược lên đến câu đầu tiên đều có thể ứng với trường hợp của Dao Ánh - em gái ruột của Diễm - những năm tiếp sau đó. Nghĩa là “người con gái ấy” trước kia là Diễm - nay đã là Dao - Ánh - hóa - thân. Dao Ánh sinh ngày 24.5.1948, người gốc Bắc, lớn lên tại Huế, trong một gia đình gia giáo. Cũng như Trịnh Công Sơn, Dao Ánh giỏi tiếng Pháp, cha là giáo sư dạy tiếng Pháp, đọc tiểu thuyết của André Gide, André Maurois, thơ Jacques Prévert, Apollinaire từ nguyên bản, năm 17 tuổi chép gửi Trịnh Công Sơn mấy câu trong một nhạc phẩm lời Pháp do Richard Anthony hát: “J’attendrai l’orage et la pluie pour pleurer. Je t’aime encore mais tu dois ignorer le chagrin de ma vie. Et j’irai pleurer sous la pluie” (Em sẽ đợi giông tố và gió mưa về để khóc. Em mãi yêu anh nhưng anh chẳng màng gì tới nỗi buồn của em. Và em sẽ khóc dưới mưa đây). Trịnh Công Sơn đã trích một câu trong đoạn cuối cuốn Porte étroite (Khung cửa hẹp) của André Gide gửi đáp Dao Ánh: Et que la vie peut souffler dessus chaque jour sans l’éteindre (ngày ngày ngọn gió đời vẫn thổi nhưng chưa bao giờ thổi tắt được tình yêu).
Ngôi nhà của Dao Ánh được Trịnh Công Sơn nhắc đến với những lùm nhãn mùa hạ che mắt đường về, với hàng cây mùa đông đứng lặng bên sông vắng, trông gợi cảm vô cùng. Từ nhà Trịnh Công Sơn nằm ở số 3/11 Nguyễn Trường Tộ, bên này cầu Phú Cam nhìn sang bên kia cầu chỗ có nhà Dao Ánh buổi chiều không thể không nhớ những bụi dạ lan trồng ở đó. Dạ lan thơm lắm, nhất là vào ban đêm, tỏa từ nhà Dao Ánh đến cả trong… giấc mộng của Trịnh Công Sơn ở Blao, Đà Lạt, Dran, Sài Gòn, Đà Nẵng về sau nữa. Trịnh Công Sơn nói Dao Ánh là “người yêu lạ lùng nhất” của mình. Năm Dao Ánh 19 tuổi, Trịnh Công Sơn nói với Ánh: “Yêu nhau đã có một compromis (ước hẹn) và không có một ước hẹn nào đáng giá hơn như thế”. Dao Ánh cũng biết điều ấy. Cũng lãng mạn, song rất kín đáo. Những đêm khuya Huế lạnh, Dao Ánh thắp đèn sáp trắng một mình ngồi viết thư và nhớ Trịnh Công Sơn, hái và ép những chiếc lá dạ lan còn ướt sương vào giữa trang thư gửi đến. Có hôm nhìn màu hoa sắp tàn, nhìn màu nắng chiều phai, Dao Ánh đã viết nhắn Trịnh Công Sơn: “Ôi màu mắt rồi có ngày cũng đổi màu như thế”.
Lãng mạn vậy, nên Trịnh Công Sơn nghĩ “biết đâu Ánh không sinh ra và lớn lên từ một loài hoa nào đó”. Năm 1966, Dao Ánh vào Sài Gòn học ở cư xá Thanh Quan số 232 bis/C Hiền Vương, bỏ lại con đường có vòm long não, cây cầu nhỏ, với con sông lững lờ và một khoảng trời cô quạnh.


 Kỳ 2: “Xin trả nợ người” lần thứ nhất

Có lần Trịnh Công Sơn nói với Dao Ánh “con người sinh ra để gọi tên nhau”. Và ông đã gọi tên “Diễm” trước đó, rồi “gọi mãi tên Ánh” trong những ngày nắng thủy tinh...
Chị Ngô Vũ Bích Diễm và Ngô Vũ Dao Ánh người gốc Hà Nội, lớn lên ở Huế, đi vào tình khúc như Trịnh Công Sơn (TCS) kể: “Có một mùa hạ năm ấy tôi bị một cơn sốt nặng, nhiệt độ trong người và bên ngoài bằng nhau. Tôi nằm sốt mê man trên giường không còn biết gì. Và bỗng có một lúc nào đó tôi cảm thấy có một hương thơm phủ ngập cả căn phòng và tôi chìm đắm vào một giấc mơ như một cơn mê sảng. Tôi thấy mình lạc vào một rừng hoa trắng thơm ngào ngạt, bay bổng trong không gian đó. Đến lúc tỉnh dậy người ướt đẫm mồ hôi và tôi nhìn thấy bên cạnh giường có một người con gái nào đó đã đến cắm một bó hoa dạ lý hương trắng rất lớn. Chính cái mùi thơm của dạ lý hương đã đưa tôi vào giấc mơ kia. Giấc mơ trong một mùa hạ nóng bức. Trong vùng tôi ở, quanh đó chỉ có một nhà duy nhất trồng dạ lý hương nên tôi biết ngay người mang hoa đến là ai. Sau một tuần lễ, tôi hết bệnh. Nghe tin bố người bạn đang hấp hối tôi vội vàng đến thăm. Ông chẳng có bệnh gì ngoài bệnh nhớ thương và buồn rầu. Câu chuyện rất đơn giản. Hai ông bà đã lớn tuổi thường nằm chung trên một sập gụ xưa. Cứ mỗi sáng bà cụ thức dậy sớm và xuống bếp nấu nước sôi để pha trà cho ông cụ uống. Một buổi sáng nọ, cũng theo lệ thường, bà cụ xuống bếp bị gió ngã xuống bất tỉnh và chết. Mấy người con ở gần đó tình cờ phát hiện ra và đưa bà cụ về nhà một người để tẩm liệm. Sau đó chôn cất và giấu ông cụ. Khi ông cụ thức dậy hỏi con, mẹ các con đi đâu rồi, thì họ trả lời là mẹ sang nhà chúng con để chăm sóc mấy cháu vì chúng bị bệnh. Vài ngày sau vẫn chưa thấy bà về ông mới trầm ngâm hỏi các con có phải mẹ các con đã chết rồi không. Lúc ấy mọi người mới khóc òa lên. Từ đó ông nằm trên sập gụ một mình, cơm không ăn, trà không uống cho đến lúc kiệt sức và đi theo bà cụ luôn. Câu chuyện này ám ảnh tôi một thời gian. Và sau đó tôi kết hợp giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già keo sơn này như “Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” để viết nên bài Hạ trắng”.

Như ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh kể, người mang bó hoa dạ lý hương đến bên giường bệnh TCS trưa ấy là Diễm. Như vậy bàiHạ trắng là bài TCS viết về cuộc chia tay mà chúng tôi gọi là bài Xin trả nợ người lần thứ nhất (cho Diễm). Còn bài Xin trả nợ người lần thứ hai (cho Dao Ánh) sẽ nói sau. Hồi ức trích dẫn trên do TCS đưa in trên tạp chí Thế giới Âm nhạc gần như liền mạch trong hai số tháng 3 và tháng 5.1997. Đến tháng 8 năm ấy, một người mà TCS quý trọng qua đời tại Sài Gòn: GS Đỗ Long Vân.
 
Dao Ánh và Trịnh Công Sơn trong một lần gặp lại nhau tại VN sau nhiều năm Dao Ánh sống ở Mỹ - Ảnh: T.L
Không ít lần TCS đã kể với Dao Ánh về Đỗ Long Vân những ngày gặp gỡ Dran, Blao, Đà Lạt và Sài Gòn. Đỗ Long Vân dạy ở Đại học Huế, là tác giả của bản văn “lạ và đẹp như mơ” - theo cách nói của Nguyễn Quốc Trụ. Đó là: Vô Kỵ giữa chúng ta. Trong bản văn đó, cạnh những phân tích nền tảng về tiểu thuyết Kim Dung qua cơ cấu luận, Đỗ Long Vân đã dành những dòng viết về chữ “tình” mà TCS rất tâm đắc như sau: “nhân vật nào trong Kim Dung lại không đa sầu, đa cảm, đa tình? Người ta chỉ cần nhớ đến sự thủy chung của Hoàng Dược Sư với người vợ sớm qua đời, và tiếng sáo của ông trên nước biếc, khi một mình một chiếc thuyền, ông đi khắp bốn bể tìm con. Cái tình là tiếng nói của cái phần sâu xa nhất trong mỗi con người (...). Không thể tưởng tượng được chẳng hạn một cuộc yêu đương giữa người của Tà môn và của Chính giáo (…). Dĩ nhiên phải kể đến tất cả những sắc thái của tình yêu: tri kỷ như giữa Hoàng Dung và Quách A Tỷ.
Có những mối tình trưởng thành trong sự chia sẻ những nguy hiểm và gian khổ chung và những mối tình, như của Hân Ly với Vô Kỵ kết tinh từ một kỷ niệm nhỏ thuở thiếu thời. Lại có những mối tình sét đánh, như Đoàn Dự vừa trông thấy Vương Ngọc Yến là tưởng như những nhan sắc khác đều bị xóa nhòa. Những người yêu thì có kẻ đào hoa như Đoàn Chính Thuần, ngây thơ như Hân Ly, đau khổ như Chu Chỉ Nhược, dịu dàng như A Chu, nhưng người nào cũng yêu đắm đuối như đã gặp trong người mình yêu một cái gì không thể gặp được lần thứ hai ở trên đời. Cho nên A Chu có chết đi nhưng ảnh tượng nàng vẫn còn thao thức mãi trong lòng Kiều Phong. Hai tâm hồn gặp nhau, tương đắc, giao hội và không có gì có thể chia rẽ họ. Trương Thúy Sơn, Kỷ Hiểu Phù, A Chu nhận cái chết để khỏi phải lên án người yêu của họ (...). Tình yêu không kể tới đạo lý. Nó không thể giải thích được. Ai biết đâu sự sa đọa của Dương Khang là cái đã cám dỗ Mục Niệm Từ, cái ngây thơ của Quách Tĩnh là cái cám dỗ Hoàng Dung, sự lơ đãng của Mộ Dung Phục là cái cám dỗ Vương Ngọc Yến? Tham vọng có thể dẫn đến tuyệt vọng. Nhưng tình yêu là cái đam mê duy nhất trong Kim Dung không bao giờ biết đến sự ăn năn. Cái tên Bất Hối mà Kỷ Hiểu Phù đã đặt cho đứa con hoang của mình có lẽ đã đánh dấu trang sử diễm lệ nhất của võ lâm và có lẽ Mộ Dung Phục sẽ bị trừng phạt đến hóa điên, không phải vì tham vọng của chàng quá lớn mà tại vì chàng là nhân vật rất hiếm của Kim Dung đã không biết thế nào là tình yêu. Sự giá trị hóa cái Tình trong Kim Dung, tuy nhiên, chỉ là tỉ dụ điển hình nhất của sự giá trị hóa đời sống tâm hồn”. TCS kể Dao Ánh nghe những ngày gặp Đỗ Long Vân (và họa sĩ Đinh Cường) ở một căn nhà trên Đà Lạt: “Anh Đỗ Long Vân từ dạo sau này ở Huế rồi lên đây vẫn còn miên man rơi vào những ưu tư không dứt. Anh ngồi hàng giờ đọc sách, rồi trầm ngâm rồi nói lẩm nhẩm một mình, rồi cười bâng quơ như một người đã vắng mặt trên hiện tại này”, song người vắng mặt đó vẫn có mặt, có tên giữa những ngày TCS và Dao Ánh đi về trong cõi mưa hồng... 
.

... Có một vài giấc mơ quá mức huyền bí, không làm sao hiểu được, chúng giống như những câu đố. Nhưng những câu đố còn có thể giải đáp, chúng thì không. Bạn có thể cho chúng hàng trăm nghĩa khác nhau, nghĩa nào cũng được cả. Liệu Eurydice mong muốn trở lại trần gian, nếu nàng tìm thấy một chút bình yên, một chút hơi ấm ở địa ngục? Và Kafka thêm vô: âm nhạc, thứ đã nhất, đẹp nhất, được hát ở địa ngục, bởi những kẻ trầm luân. Liệu chúng ta có thể đọc Đỗ Long Vân, nghe nhạc Trịnh Công Sơn, đọc thơ Thanh Tâm Tuyền, theo nghĩa trên không?
Nguyễn Quốc Trụ

Kỳ 3: Ba trăm bức thư - một cõi đi về...
Nếu thần Tình yêu ngự ở Blao vào những năm tháng ấy chắc người cũng hết sức ngạc nhiên và cảm động khi thấy đột ngột xuất hiện trong vương quốc sương mù của mình một nhạc sĩ 25 tuổi tài hoa và quá sức lãng mạn, đã viết hơn 300 bức thư tình trong ba năm, từ 1964 - 1967...
Trịnh Công Sơn ghép tên Ánh với “sương mù” bay là đà lãng đãng trước mặt, rất gần nhưng không bao giờ nắm giữ được, thành tên gọi người yêu: Dao - Ánh - sương - mù. Ngày mặt trời lên, có nắng, ông ra đường thấy “mùa hoa hướng dương vẫn còn vàng tươi ở đoạn đường bọc bên lề chiếc cầu dài của thành phố, buổi chiều anh đã đi ngang qua đó và gọi một cách tự nhiên tên Dao Ánh (thư Blao 3.12.1964), hoặc nhắn nhủ: “hãy bình an và huy hoàng như loài hoa mà Ánh đã mang tên” (thư Đà Lạt 21.9.1965), hoặc buồn buồn: “anh qua những bờ bụi hoa mặt trời vàng chói, anh nhớ đến năm ngoái cũng mùa hoa này, hoa ấy nở và anh kể lể về vẻ đẹp đó cho Ánh nghe, bây giờ bỗng dưng nghĩ tất cả đã là dĩ vãng...” (thư Blao 8.11.1965).
Cứ như vậy, trong trăm năm của “một cõi đi về”, Trịnh Công Sơn đã để lại Blao một “cõi tình” không nhỏ, với hàng trăm bức thư góp thành một “tác phẩm sống”. Dĩ nhiên, qua những bức thư ấy, ông còn viết đến những trăn trở và mơ ước của mình về thân phận, quê hương, gia đình, bạn bè và đồng loại. Về nhiều điều khác nữa như những kỷ niệm đã qua, hoặc những ám ảnh hư vô và cảm nhận siêu hình. Song, bao trùm lên tất cả là tình yêu và đam mê của ông tỏa ra khắp các trang viết. Hãy thử đọc trọn thư dưới đây để thấy phần nào điều đã nói trên:

NS Trịnh Công Sơn thời ở Blao - Ảnh do gia đình nhạc sĩ TCS cung cấp 
Blao, 23.9.1965
Ánh,
Buổi trưa anh không ngủ được nên lang thang ra phố. Mưa nhỏ rồi lớn dần đuổi anh chạy về đây. Anh đang ngồi ở câu lạc bộ sát bờ hồ. Bờ hồ bây giờ cũng điêu tàn lắm. Người ta đã chặt bỏ những cây khô sống bao nhiêu năm nay trong hồ. Có một vài chỗ nước rút xuống chỉ còn bùn đen.
Buổi chiều gió thật lạnh. Anh đã mặc áo ấm suốt ngày ở đây.
Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói, đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào.
Ngồi ở đây nhìn ra từng ô cửa kính rất lớn anh mơ hồ thấy mình như lại về một vùng đất nào mới sơ khai. Cả thành phố chỉ xanh rì những cây cối và từng khoảng đất đỏ.
Hiện giờ ở tỉnh đang có một buổi văn nghệ sẽ tổ chức vào cuối tháng. Anh phụ trách chương trình này nên bây giờ vẫn còn được rỗi rảnh không làm việc gì cho đến cuối tháng.
Anh nhớ Ánh lạ lùng đó Ánh. Mà Ánh thì chỉ mong anh chóng đi xa, anh nghĩ thế. Mùa thu hầu như không có trên miền này. Ở đó lá đã bắt đầu vàng chưa Ánh.
Nhưng bụi mờ dọc theo những con dốc đất đỏ ở đây anh vừa đi qua ban sáng và thấy lá của hoa mặt trời xanh um. Anh ngắt gửi về Ánh một ngọn. Hoa thì vẫn chưa nở. Có lẽ đợi hôm nào có mặt trời thì hoa mới bắt đầu hiện diện và cũng là mùa mà anh đã gọi là mùa sinh nhật của hướng dương. Anh đang nhớ thầm về những buổi chiều thứ năm ở đó. Chỉ mới có vài ngày mà tưởng chừng như ngàn đời qua đi trên anh. Anh chợt nghĩ rằng cuộc đời buồn bã như thế này sao chúng mình không tha thiết với nhau hơn.
Những ai chưa bao giờ đi, chưa bao giờ sống qua nhiều nơi, sống qua những ngày mưa ngày nắng trên bao nhiêu vùng đất khác nhau, chưa bao giờ nhìn sâu vào bên sau của con người thì hẳn mới còn đua đòi vào những hời hợt nhạt nhẽo của đời sống được.
 
Bức thư “tạ tội” vì một lần thất hẹn
Buổi trưa trời âm u và hơi lạnh.
Anh vẫn không thể nào không thấy sự lạc lõng của mình nơi đây.
Ở trường Đồng Khánh giờ này chắc Ánh đang mài miệt với những bài vở mới. Sân trường đã có những cây hoa vàng, tím mọc nhoi lên trên từng bãi cỏ xanh. Đúng không. E cũng phải mất đến hằng mấy tháng anh mới tạm ổn mình được vào với thành phố này lại.
Bây giờ anh không còn làm người gác hải đăng. Ánh cũng thôi làm người mang lửa. Chúng mình làm sao níu cho được tay nhau trong suốt mùa đông này?
Cơn mưa như thác đổ ngoài trời. Đồi trà bây giờ mù mịt không còn thấy gì.
Anh đang có Ánh - tuổi - nhỏ trước mặt trong chiếc hộp nhỏ anh mang theo đó.
Mưa rất buồn. Như một điệp khúc dai dẳng trong mấy tháng mùa đông này.
Ánh ơi... Nhớ vô ngần.
Cũng ngày 23.9 đó, vào buổi tối, ông viết tiếp lá thư trên: “Ánh ơi, bây giờ là đêm rất đầy ở thung lũng này, anh đang ngồi nhìn, ở phía đồi xa có từng chấm đèn đỏ rất buồn và trái núi thì đã bị che khuất từ chiều bởi mây xám. Anh rất nhớ đêm bây giờ ở đó Ánh đang ngồi bình an trong căn phòng ngát mùi hoa dạ lan và căn nhà anh đầy bóng tối trong căn phòng với chiếc bàn bureau nằm yên cùng những di tích còn để lại đó của anh. Có thể bây giờ đang còn mưa trên lá long não. Và chiều thứ năm này sao anh bỗng nghĩ là Ánh cũng có thể trở lại căn phòng đó để nhìn sự vắng mặt của anh, để ngồi trên chiếc ghế mây đó đếm lại dấu vết vừa qua của mùa hạ, mùa thu. Để nhìn vẻ hư vô trên từng ngón tay rất dài bỏ hoang của Ánh. Hãy năng trở lại đó ngồi một lúc để cho anh hy vọng rằng Ánh cũng tha thiết với những - gì - đã - qua của anh. Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn.
Ánh ơi, nếu bây giờ anh ra ngoài trời gọi to tên Ánh thì tiếng gọi sẽ dội ra xa, cây cối sẽ thức dậy và loài sâu đất sẽ phải im đi. Anh bây giờ, nhất là trong giây phút này, chỉ mong làm sao có đủ phép mầu để làm cho những kẻ mình yêu thương được hạnh phúc. Mỗi ngày sống qua là mỗi ngày thấy sự bình an sa sút đi một chút. Tâm hồn cũng hư hao đi nhiều. Anh không còn mong gì hơn là được tìm gặp mình mãi giữa những người yêu thương. Sự dấn thân nên chỉ có một lần và kéo dài cho mãi mãi. Ánh có nghĩ thế không. Viết thư về cho anh như thế này: Trịnh Công Sơn. Hộp thư lưu trữ. Ty Bưu điện Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Đêm rất buồn và anh thấy đơn độc hơn bao giờ cả. Ánh ơi Ánh ơi, đã xa quá rồi phải không, làm sao còn nghe lời gọi âm thầm này. Đêm anh ngồi khoanh tay đốt thuốc và nhìn khoảng tối đen bên ngoài. Sẽ còn rất nhiều đêm như thế này nữa không một kẻ quen thuộc thân yêu để dùng ngôn ngữ trìu mến của nhau”.

Kỳ 4: Huế - một thành phố nhớ

Trịnh Công Sơn nhắc đến Huế như một “thành phố nhớ” - nhớ sông Hương, nhớ những “đường phượng bay”, những “hàng cây lá xanh gần với nhau”, những hẹn hò - và một người tình “đã khóc chiều mưa”…
Nhớ nhất vẫn là Dao - Ánh - sương - mù, chẳng biết “bây giờ Ánh đang làm gì, bờ sông thì vẫn có những hàng cây - những hàng cây nhìn xuống một đời nước chảy mãi và những màu lá xanh, lá đỏ của mỗi ngày, của mỗi tháng, của mỗi năm” (Blao 26.2.1965). Khi nhận được thư của Ánh từ Huế gửi lên “anh đã đọc bao nhiêu lần và để mừng những tờ thư đó, anh đã mặc áo ấm vào đêm, uống thật say một mình rồi trở về cầm những tờ thư còn thơm mùi quen thuộc đó mà ngủ”.

Bì thư gửi về Huế - Ảnh do gia đình NS TCS cung cấp
Viết xong một tình khúc, ông lại báo tin “anh viết xong một bản nhạc cho Ánh: Ru mãi ngàn năm, hay: Ru em từng ngón xuân hồng” (Blao 26.2.1965). Sắp đến hè thì nhắn “cuối tháng 4 anh đã nghỉ hè rồi - những ngày mùa hạ anh có được về đó nữa không để nhìn má Ánh hồng hơn bao giờ” (Đà Lạt 21.3.1965). Thường hỏi: “Huế đã có nắng nhiều chưa? Ở đây mùa hạ đã khởi nhưng trời vẫn mát như mùa thu có nắng” (Blao 13.4.1965) và “Ánh ơi, những chiều mưa này đã làm anh nhớ những mùa mưa dầm ở Huế - anh chờ tin Ánh vô cùng đó Ánh” (Blao 15.4.1965). Rất nhiều thư khác nhắc đến mưa Huế và mây trường Đồng Khánh nữa: “đã 5 giờ chiều, có lẽ Ánh còn ngồi ở lớp - không hiểu giờ này ở Huế có mưa không, Ánh có nhìn ra ngoài cửa sổ để thấy tâm hồn mình cũng thênh thang như trời mây ở ngoài kia” (Đà Lạt 21.9.1965). Thư khác: “Huế giờ này có mưa hay trời im đẹp và Ánh có đi qua phố một mình không?” (Sài Gòn 2.10.1965), “Ánh bây giờ đang thế nào ở Huế?” (Đà Lạt 10.10.1965). "Anh nhớ lắm hàng cây long não mùa này ướt sũng và đêm gió lao xao trên đó. Hàng cây đã chứng kiến những mùa thu, hạ, xuân, đông (Ánh đã) đi qua” (thư Blao 8.11.1965).
Đó là hàng cây long não trồng hai bên đường Nguyễn Trường Tộ ở Huế, nhà Trịnh Công Sơn nằm trên đường ấy, kề sông An Cựu gần đầu cầu Phú Cam. Đó cũng là con đường hằng ngày Dao Ánh đi học ngang qua để đến trường. Từ trên ban công của nhà mình nhìn xuống, Trịnh Công Sơn trông theo dáng của người yêu bước đi không biết bao nhiêu lần. Ông bảo, thời trước vào những năm của thập niên 1960, nữ sinh Huế đi học chưa dùng nhiều đến xe gắn máy chạy với tốc độ chóng mặt như thời nay, một số đi xe đạp, còn phần lớn “cứ chậm rãi đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung”. Dao Ánh cũng thế, đi bộ từ bên kia cầu Phú Cam qua trước nhà ông với  “áo xưa lồng lộng”. Sau này, những khi về Huế, lúc Dao Ánh đã vào Sài Gòn học, ông vẫn đứng một mình nhìn xuống: “buổi sáng anh đứng ở balcon nhìn mấy cô bé đi học mà tưởng như cũng có Ánh đang từ phía bên kia cầu đi sang. Cái áo nâu ngày đó chắc bây giờ Ánh phải mặc cao đến gối. Như thế mà cũng đã nhiều năm rồi đó. Anh đã nhìn Ánh lớn lên từ balcon này của nhà anh” (thư Huế 17.11.1966).

Trịnh Công Sơn và  chân dung tự họa đêm giao thừa (1965 – 1966) - Ảnh do gia đình NS TCS cung cấp
Những dịp về thăm Huế, dù ngắn ngày, ông vẫn đều đặn thư vào Sài Gòn “những đêm về đây anh không ngừng nằm mơ thấy Ánh” (Huế 21.11.1966), “thấy nhớ Ánh kì lạ - nhớ đến nản lòng” (Huế 18.11.1966). Đầu năm 1967, vào dịp tết Dao Ánh cũng về Huế, gặp gỡ, yêu thương, rồi chẳng rõ vì giận điều gì mà quay lại Sài Gòn chẳng báo trước Trịnh Công Sơn một lời, nên ông viết thư và tỏ ý trách giận ở những dòng đầu, nhưng càng viết thì dường như nỗi nhớ càng dâng lên, đến nỗi quên giận, chỉ còn nhớ thôi:
Huế, 24/2/1967
Gửi người yêu bạc bẽo nhất cuộc đời của anh,
Đã bao nhiêu buổi trưa buổi chiều thức dậy không có báo hiệu gì của một ngày rạng rỡ vì sẽ thấy nhau từ xa bên kia cây cầu mà giòng sông thay màu chóng vánh như sự phù du của cơn bệnh trên cơ thể một người già nua. Anh đã chờ đợi dù biết đã vô vọng lắm rồi.
Một mùa xuân mà thấy mặt nhau có một lần ôi mùa xuân sao mà khắc nghiệt. Anh biết Ánh vào Đà Nẵng rồi đi luôn vào Sài Gòn mà sao vẫn những buổi trưa nằm không ngủ nghe hoài một bàn tay không bao giờ đến gõ cửa ở nhà trước. Bây giờ thì anh phải tin chắc là Ánh đã đi Sài Gòn rồi. Một vài người bạn hỏi anh Ánh đã đi chưa, anh làm sao biết trả lời.
Mấy buổi trưa rồi nằm nhắm mắt mà không ngủ được, để chỉ thấy một con đường đi vào nho nhỏ đưa vào một căn phòng có nhiều ghế đợi, ở đó đã bao nhiêu ngày ngồi chờ Ánh và những con đường mang Ánh đến trường ra phố thật xa xôi và buồn thảm (...)  Nhớ Ánh thật muốn vào ngay.
( . . .) Những ngày nay trời còn đẹp lắm. Tiếc là không thể làm gì hơn để có Ánh ở đây. Này em yêu dấu, hãy nồng nàn với nhau thêm tí nữa cho ngày tháng bớt hoang vu như giòng sông mùa nước lũ. Ơi Ánh của anh của anh của anh. Yêu dấu em vô cùng vô cùng đó em 

Trời đất gần như không có thực
“Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy, không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn, và một phần nào cũng giúp cho con người được cứu rỗi ra khỏi vòng đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Nó không cám dỗ như cõi phồn hoa đô hội nhưng nó là mạch nguồn của một nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng. Từ đó, con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất gần như không có thực”.
Trịnh Công Sơn (Hồi ức)


Kỳ 5: Dù còn phút cuối xin em nụ cười
Hôm nay là đúng 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2011). Ông qua đời sau một cơn mê kéo dài, đúng theo ước đoán mà ông viết rõ trong thư ở Blao ngày 6.12.1964, thời 25 tuổi: “Anh bây giờ bỗng có ý nghĩ nếu phải có một lần chết thì hãy chết trong lúc mỏi mệt nhất - cơ thể rã rời, anh sẽ nằm xuống ngủ mê man và giấc ngủ đó đời đời không còn tỉnh dậy”...
Đúng là ông “đã ngủ” như thế từ 23 giờ khuya 29.3 để chìm vào hôn mê sâu trong hai ngày sau đó tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TP.HCM và trái tim “vẫn nhớ cuộc đời” của ông đã ngừng đập lúc 12 giờ 45 phút ngày 1.4.2001 - sau 62 năm chuyển “lời buồn thánh” đến nhân sinh.
 
 Ảnh: Do gia đình TCS cung cấp
Được tin, từ Huế, một trong những người bạn thân nhất của ông là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết lời vĩnh biệt: “Sơn đã đi mất rồi... Đối với tôi, Sơn đã có công xóa đi và sáng tạo nên một thế giới”. Đó là thế giới của mộng tinh tuyền, là hành tinh trong suốt và tuyệt đối ngọt ngào của “hoàng tử bé”. Đó là thế giới “thoát khỏi những cái cụ thể” để “biểu đạt hết nỗi niềm riêng” như nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết trong những ngày đưa tiễn Trịnh Công Sơn: “anh ra đi bình thản, giản dị... nhưng cùng với thời gian, chúng ta ngày càng thấm thía nỗi thương nhớ vì thiếu vắng anh trong cuộc hành trình gian truân mà không được phép mệt mỏi này”.
Còn nhạc sĩ Phạm Tuyên thì: “Anh ra đi thật ư? Khi mà văng vẳng bên tai mọi người vẫn như còn âm vang câu hát kết thúc một bài ca nổi tiếng của anh viết về mùa thu Hà Nội: “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”. Người Hà Nội rất quý trọng anh vì tình yêu của anh đối với mảnh đất Thăng Long cổ kính... Từ Hà Nội xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến anh. Những giai điệu và lời ca trong các sáng tác của anh sẽ còn sống mãi trong lòng người Hà Nội”. Nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định: “Hôm nay ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vài giờ phút anh đã thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người “nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui”. Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với... Trịnh Công Sơn: Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng, Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông. Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng Em là tôi và tôi cũng là em. Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo...”.

Tên Trịnh Công Sơn vang trong Đại học Paris ngang tầm với những nhạc sĩ danh tiếng như Charles Brassens, trong Đại học Sorbonne. Những tình ca của Trịnh Công Sơn đã làm xao xuyến lòng người Việt, còn làm người Nhật say mê, người Anh thán phục. Anh chỉ biết thành thật và thống thiết chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện cho hương hồn em tiêu diêu nơi cực lạc. Nhưng em Sơn ơi! Những gì em đã cho đời, đời sẽ giữ mãi, không chỉ ngày nay mà đến cả mai sau, GS-TS - nhạc sĩ Trần Văn Khê
Vực thẳm ấy chứa đầy ngõ ngách của hư vô, ở đó bóng dáng và hơi thở ấm áp của người yêu sẽ dần dần trở lạnh vì hư - vô - hóa, nên ông gọi: “Dao - Ánh - hư - vô, tình - yêu - hư - vô". Có nhiều ngày, chẳng hạn giữa tháng 2.1965, liên tiếp trong các bức thư, ngôn ngữ hư vô đã tràn ngập không gian trò chuyện của ông: “Ánh hư vô của mùa xuân. Hãy trở về làm niềm thần - thoại - cô - đơn cũ. Những buổi mai hư vô. Những chiều tối hư vô. Những ngày - tháng - năm hư vô. Niềm tin cùng lòng chân thành đã bị ma quỷ đưa về vực sâu (Blao 16.2.1965). Mỗi người đã đi từ một đời sống hư vô và sẽ trở về một cái chết hư vô. Ai sẽ đi từ một tình - yêu - hư - vô và trở về cô - đơn - hư - vô. Ôi Ánh - hư - vô (...) Không thể nói là nhớ Ánh nữa, mà cơ hồ như đã mất đi. Như Ánh đã chết và anh trở về sau những ngày tang chế. Ôi hư vô trên đời sống làm sao Ánh hiểu thấu (Blao 17.2.1965). Hư vô đã choán chật khoảng sống nhỏ, từng espace vitale. Ôi buồn là đó, là từng sợi thạch nhũ rơi xuống âm thầm quanh đời sống anh, Ánh đứng nhìn như một vì sao, buổi chiều anh làm người chăn cừu trở về trong những tiếng chuông lục lạc. Anh chờ mong thư Ánh, chờ mong thư Ánh và những lời - nói - cho - ngày - tháng ở đây. Nhớ Ánh thần thoại như bao giờ, bao giờ (...) Bao giờ hư vô biến mất trên cuộc đời này, trên đời anh hở Ánh! (Blao 18.2.1965).
Tạm yên tĩnh vài tuần, rồi khoảng hai tháng sau thư ấy, cơn sốt hư vô lại bất ngờ trào dậy, hâm nóng một khoảng trời trên gác trọ Blao và làm đau trái tim ông, đến phải viết: “Ôi hư vô là từng tháng ngày yêu thương, từng giọt nước mắt, từng buổi hẹn hò. Mọi khởi đầu đều mang sẵn mầm mối chấm dứt. Sự kết thúc nào cũng cuồng bạo như một con trốt xoáy, mang đi biệt tích bao nhiêu huy hoàng. Anh nghĩ đến tất cả mọi hủy diệt chờ chực quanh mình. Nếu không nghĩ đến điều đó thì còn nghĩ về gì?” (Blao 13.4.1965). Đến cuối tháng 9, sắp vào đông, ông gọi: “Ánh ơi, hư vô trải rộng mênh mang, anh muốn gởi về cho Ánh một ít cùng với giá buốt ở đây. Anh nhớ Ánh nhớ Ánh” (Blao 22.9.1965). Năm tiếp đó, 1966, từ Blao về miền Trung, viết: “Sắp hết tháng 11, rồi tháng 12, tháng giêng tới Ánh sẽ có thêm một tuổi - 18 tuổi. Phần anh sẽ thấy mình cằn cỗi thêm mà hư vô thì vẫn che mù trước mặt” (Đà Nẵng 12.11.1966).
Cứ thế, hư vô được nhắc đến hoài, như sau này lúc ông 54 tuổi, trong thư gửi Dao Ánh: “Anh thấy mọi điều trong đời đều là hư không cả. Cái có và cái không, cái được và cái mất cũng không thể nào giết chết linh hồn và đời sống tinh thần mình được. Chúng mình không còn trẻ nữa cho nên gặp nhau được lúc nào là phải sống hết và sống tận cùng từng giây phút đó”. Thư trên viết lúc Dao Ánh về thăm Việt Nam gặp ông, rồi lại ra đi năm 1993, đọc và mường tượng cứ như kiếp trước hai người đã yêu nhau, đã thắm thiết, đã hạnh phúc, nhưng cuối cùng đã bị hư vô và cái chết chia lìa: “Những tuần lễ gặp lại nhau ở đây gần như không thật. Có một cái gì đó rất hư ảo của một cõi đời nào đã xa lắm. Cái hiện tại đó nó trùng lẫn với quá khứ và vì thế nó gần gũi với những giấc mộng”.

Kỳ 6: Những bức thư đầy chất thơ

Hàng trăm bức thư tình của Trịnh Công Sơn vừa công bố cho thấy trong những bức thư ấy, cũng giống như trong âm nhạc của ông, luôn đầy chất thơ. Nhiều câu thơ được viết trong tiếng suối ngàn kêu nhớ và lồng trong văn cảnh của từng lá thư mà ta có thể lắng lòng đọc ra...
Nhạc sĩ Văn Cao khi còn sống đã viết lời bạt in trong Tuyển tập những bài ca không năm tháng (của Trịnh Công Sơn) với phân tích: “Ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ (...). Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, một người bạn già của tôi: “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới”. Có nhiều nhận xét tương tự như thế về ca từ trong các tình khúc Trịnh Công Sơn - tựu trung cho rằng lời nhạc của Trịnh Công Sơn đầy chất thơ - và đó chính là thơ. Điều ấy lại ứng vào hàng trăm bức thư tình ông viết, nghĩa là “trong thư có thơ” như các trích dẫn dưới đây:

Trịnh Công Sơn trong một quán cà phê sinh viên - Ảnh do gia đình TCS cung cấp
 
Dran 11.11.1964
Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh
Ánh đã lạnh tay rồi phải không. Hãy ép giá rét ấy lên giấy rồi gởi lên cho anh. Anh đang cần đang cần. Ánh ơi, suối vẫn chảy cho mòn đá, mưa vẫn xuống cho ẩm mục cỏ may, người vẫn gọi nhau cho mòn mỏi. Sẽ còn gì, sẽ còn gì ngoài những tàn tích buồn bã câm im. Tiếng hát của Châu Hà lại có đó… “xa cách nhau chân trời…”. Ánh còn hiện diện ở đó đến bao giờ. Bao giờ rồi đi. Rồi phủi sạch những trầm tích đã bám vào đời mình như một loại rêu phong. Ánh ạ, anh đã làm phiền Ánh và sẽ làm phiền Ánh. Tiếng hát Thái Thanh nghe não nùng như một định mệnh. Mưa xuống và gió lòn vào những khe gỗ. Anh ngồi hút pipe cho ấm cổ, ấm tay. Bây giờ Ánh gặp anh chắc Ánh lạ lắm. Từ hôm đi đến giờ anh để râu dài ra không còn muốn cắt đi nữa. Anh muốn mình bớt bận rộn về những chuyện làm rất vặt ấy đi. Anh cho mình có dịp trở về với thiên nhiên. Anh nghĩ là Ánh cũng chấp nhận điều đó. Đối với chúng anh, anh nghĩ con trai phải rừng một tí.
Mưa đã nhiều hơn. Ánh đã đắp chăn chưa. Trời Huế có giá buốt mới thú, anh nghĩ thế. Bây giờ Ánh thế nào. Anh chưa thấy rõ tóc của Ánh bây giờ. Làm sao có ảnh cho anh nhìn. Ánh ơi rừng núi quanh đây đã im lìm, anh cũng im lìm, Đinh Cường cũng im lìm, tiếng hát còn đó thanh tao. Anh gọi tên Ánh cho anh trong những ngày da du rừng núi này của anh. Ôi, xin những vách núi hãy ghi lại tiếng gọi này tha thiết (…).
Tiếng suối chảy buồn. Trong căn phòng anh Cường đốt đèn sáp trắng ngồi vẽ chân dung anh. Chúng anh uống rượu cho nồng đêm hơn, cho nỗi vui mừng rộng lớn hơn. Trước mặt anh có Camus, Hemingway, James Dean, Kafka, Steve MacQueen và hai cọng lau dài gió thổi phất phơ nhẹ làm hoa trang điểm.
 
Thủ bút Trịnh Công Sơn với  minh họa đồi núi Blao 1964-1965 gửi Dao Ánh
Ánh ơi, Ánh ơi. Anh nhớ Ánh lắm nhớ lắm. Làm sao Ánh có thể biết được điều đó. Anh có còn ai thân yêu nữa đâu. Bạn bè dăm ba đứa. Và Ánh và Ánh của những ngày muộn mọt này, anh làm thế nào không tri ân cho những may mắn của đời mình. Anh gọi thầm tháng 11 này là ngày của Ánh của Ánh - thân - yêu - cẩm - thạch. Mùa hoa vàng tournesol huy hoàng trên cùng khắp vùng cao nguyên. Anh cười nói với chúng nó như cười nói với Ánh - hướng - dương đêm đã mù. Mặt trăng không sáng nổi. Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi. Phải gọi nhau đến bao giờ kiệt lực. Trời sinh con người ra đời để gọi nhau, gọi nhau. Bàn tay anh đêm nay ấm hơn, gầy hơn. Sao không có Ánh cho anh giữ trọn giá buốt trong tay suốt một mùa đông này. Anh còn quà gì quý báu để cho Ánh ngoài những bụi bặm, mùi cỏ hoang, hoa dại suốt những miền anh đi qua. Ánh ơi, Ánh có nhận lấy không. Anh đang nghĩ đến Ánh và mùa hoa mặt trời mà Ánh ngủ quên trên đó. Không có Ánh ở đây để anh làm kẻ đưa đường qua suốt những rừng hoa mặt trời cho Ánh thỏa thích. Đêm ở đây buồn như đêm Blao nhưng chúng anh đang có nhau nên không thấy điều đó. Có lẽ anh sẽ kiếm một số tiền kha khá để lên đây hùn vốn làm rẫy và bỏ những ngày công chức ở đó đi. Anh sẽ sống cho mòn đời anh đi để cuối cùng chết không còn ai, không có ai cho đúng với ý nghĩa khắc nghiệt của định mệnh rừng. Anh sẽ tự do nằm rũ và quên dần những phiền muộn tranh đua quanh anh.
Ánh có gì cho anh, cho anh. Sương đã mù hơn, đêm đã lạnh hơn. Người đã buồn hơn. Anh sẽ ướp anh vào sự tịch liêu như tuổi trẻ ướp xác bướm... (còn tiếp).

Trịnh Công Sơn sinh ngày 28.2.1939, năm Kỷ Mão. Con mèo Trịnh Công Sơn nhẹ nhàng, hết sức nhạy cảm, hết sức tinh tế. Tưởng như Sơn nghe cả tiếng nói của cỏ cây, nghe được cả lời thở than khi hoa quỳnh lả cánh.
Chính vì vậy mà Sơn đã hỏi: “Làm sao em biết bia đá không đau?” và biết “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. (...) Trịnh Công Sơn yêu đời với một tâm hồn rất trẻ thơ. Như hai đứa trẻ đánh nhau giận rồi khóc, nhưng sau đó hai đứa lại cười đùa, lại dắt tay nhau chạy nhảy tung tăng.
Nguyễn Quang Sáng


(Kỳ 7): Trịnh Công Sơn - Dao Ánh qua hồi ức của Trịnh Vĩnh Trinh

Trịnh Vĩnh Trinh là em gái út, cũng là người đưa thư của Trịnh Công Sơn (TCS) đến tận tay Dao Ánh trong một thời gian dài. Chị đã chia sẻ với Báo Thanh Niên về mối tình đẹp này.
1. Dao Ánh là em ruột của Ngô Vũ Bích Diễm (người mà nhạc sĩ TCS từng yêu và viết tặng Diễm xưa). Mối tình của anh Sơn với Bích Diễm không sâu nặng như với Dao Ánh. Khi Bích Diễm vào Sài Gòn học đại học, anh Sơn và chị Diễm không còn dịp gặp nhau nhiều nữa, cũng như do trắc trở gì đó không rõ lắm nên hai người đã gần như không có ước hẹn lâu bền. Có dạo Bích Diễm từ Sài Gòn ra Huế nghỉ hè và ghé thăm anh Sơn. Lúc ấy Trinh còn rất nhỏ, khoảng 6-7 tuổi, nhưng vẫn nhớ một chi tiết rất ấn tượng. Đó là một bữa anh Sơn bị ốm, đang nằm dưỡng bệnh trong nhà, bỗng nhiên nghe có mùi thơm của hoa dạ lan tỏa ngát phòng. Anh gắng đứng dậy bước ra và thấy có một bó hoa dạ lan thật lớn đặt sẵn trước cửa, trong hoa có một lá thư của Bích Diễm viết chia tay mình. Anh buồn bã quay vào và sau này khi Trinh đã lớn, anh Sơn nhiều lần kể lại với Trinh về bức thư ấy...

Trịnh Công Sơn có 7 người em - 2 trai: Trịnh Xuân Tịnh, Trịnh Quang Hà và 5 gái: Trịnh Vĩnh Thúy, Trịnh Vĩnh Tâm, Trịnh Vĩnh Ngân, Trịnh Hoàng Diệu và Trịnh Vĩnh Trinh.
2. Và cũng chính từ khi biết chị mình (Diễm) đã chia tay anh Sơn, Dao Ánh viết thư nhờ Ngân (em gái TCS học cùng trường Đồng Khánh với Dao Ánh) đem về cho TCS, thư nói lên tình cảm thân thương của chị Ánh đối với anh Sơn trước những ngày không vui đang bủa vây anh. Anh Sơn viết thư trả lời. Từ đó anh với chị Ánh thư từ qua lại thường xuyên. Năm ấy, vào 1963, chị Ánh mới 15 tuổi.
3. Chị Ánh là người gốc Bắc, gia đình chuyển vào sống tại Huế từ lâu và ở cách nhà chúng tôi một cây cầu, đó là cầu Phú Cam. Ba của chị Ánh là giáo sư dạy tiếng Pháp. Chị nói giọng Bắc và là người rất kiệm lời. Gia đình chị rất gia giáo, nghiêm khắc, thường dạy dỗ và kiểm soát sinh hoạt của con cái rất chặt chẽ. Vì thế việc “nhận” và “gửi” thư của chị Ánh không thể lộ liễu, thường chỉ gửi vào lúc chạng vạng tối khi bắt đầu học bài. Người đưa thư anh Sơn đến với chị Ánh là Trinh và hai người chị kế của mình. Ba chị em thay phiên nhau “xin” anh Sơn cho được mang thư qua nhà chị Dao Ánh. Như đã nói, nhà chị Ánh chỉ cách nhà mình có cây cầu thôi, nên mỗi khi đưa thư là mấy chị em thay nhau đạp xe đi. Lúc đó vì quá nhỏ nên cả ba chị em còn chưa ngồi đến chiếc yên xe đạp cao hơn mình nữa, mà chỉ… đứng và đạp đi. Hình ảnh đó đến giờ Trinh vẫn không thể nào quên. Nhà chị Ánh trồng rất nhiều hoa dạ lan nên mấy chị em rất thích qua đó để được thấy hoa nở, hoa thơm, đôi lúc được chị Ánh hái đưa cho một vài cành thơm ngát. Mỗi khi tới nơi Trinh thường lấp ló ngoài cổng hoặc núp sau gốc cây một lát. Chị Ánh thì đã quen với khoảng thời gian có người “đưa thư” cuối ngày, khi trời sập tối, nên chị cứ canh giờ ấy là đảo mắt nhìn xem có ai ngoài cửa hay không. Khi biết Trinh hoặc chị Ngân đã tới, thì chị Ánh lẻn ra bằng cửa bên hông để nhận thư và giấu vào người...
 
 Trịnh Công Sơn và em gái út Trịnh Vĩnh Trinh - Ảnh do gia đình TCS cung cấp
4. Không chỉ có Trinh mà những ai gặp chị Ánh đều nói chị Ánh đẹp, cao, duyên dáng, sang trọng và tính tình rất dịu dàng. Chị không thích ồn ào, không thích đám đông và sống nội tâm, kín đáo, rất hợp với anh Sơn. Dao Ánh trước đó là bạn của chị Trịnh Vĩnh Thúy, nhưng người thường được Dao Ánh nhờ đưa thư ở trường là Trịnh Vĩnh Ngân (học cùng trường nhưng nhỏ hơn chị Ánh). Cũng như bao cuộc tình khác, khi yêu nhau cả hai cũng có những lúc giận hờn nhau. Song anh Sơn vốn là người hiền lành, từ tốn, nên khi giận cũng hết sức nhẹ nhàng.
5. Về nguyên nhân chia tay, anh Sơn cũng nhiều lần nói với Trinh là anh nhận phần lỗi về mình. Anh nói thời đó anh chưa thể đem lại cho người mình yêu một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn, nên anh chưa nghĩ đến việc lập gia đình. Còn phía chị Dao Ánh không thể chờ lâu được. Theo Trinh thì ai cũng buồn mỗi khi người yêu đi lấy chồng, nhưng nỗi buồn của anh rất lạ và rất nhân từ. Chúng tôi từng nói với nhau không phải vì anh Sơn là anh mình mà mình ca tụng, song rõ ràng anh là một con người đặc biệt, chúng tôi cứ tự hỏi vì sao có một con người nhân từ đến thế, cái gì anh cũng nhẹ nhàng. Ngay cả cách dạy dỗ em út trong nhà, mỗi khi ai đó có lỗi, anh thường bày tỏ ý trách giận bằng cách để thư trên gối của người đó. Mỗi lần thấy thư trên gối là chúng tôi sợ lắm, không cần anh phải la mới sợ. Cái cách mà anh giận cũng rất khác người, mọi thứ nhẹ nhàng. Thời trước chưa có điện thoại di động nên mỗi khi đi đến đâu anh thường lấy điện thoại bàn gọi về nhà và cho biết anh đang ở chỗ ấy cùng với số điện thoại ấy. Sau này chúng tôi cũng học anh cách đó. Anh Sơn tập cho chúng tôi thói quen là làm gì thì làm, nhưng đến buổi trưa mọi người phải quây quần bên nhau để ăn uống, còn chiều tối ai muốn đi đâu cứ đi.
6. Dao Ánh sang Mỹ tiếp tục học và lập gia đình. Chị vẫn giữ liên hệ rất thân thiết với những người trong nhà của chúng tôi. Sau này mỗi khi có dịp dù ở trong nước hay ở ngoài nước, Trinh và chị Ánh vẫn thường đi chơi với nhau vào cuối tuần. Sống ở Mỹ chị làm ngân hàng và có hai người con. Hiện chị đã chia tay chồng. Còn những lá thư chị Ánh trao cho gia đình chúng tôi vào một dịp chị về VN và chị nói với gia đình chúng tôi rằng những lá thư này giờ đã nằm trong tâm tưởng của chị. Chị muốn đưa ra để mọi người cùng biết thêm về anh Sơn thời trẻ, thời yêu thương say đắm dẫn đến sự ra đời của những bản tình ca mượt mà. Mới đây, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của anh Sơn, gia đình đã mời chị Ánh xuất hiện trước công chúng, nhưng vốn là người không thích có mặt trước đám đông nên chị đã cám ơn và xin khất lại…
 
 Thủ bút Trịnh Công Sơn trong thư gửi Dao Ánh 19.9.1965

 Kỳ 8: Em còn nhớ hay em đã quên

Ngô Vũ Dao Ánh - Ảnh do gia đình TCS cung cấp
Trong những bản nhạc Trịnh Công Sơn chép tặng Dao Ánh có bài Em còn nhớ hay em đã quên với ghi chú “bài hát đã hát nhiều quanh thành phố” và họa sĩ Thái Bá Vân cùng một số người khác đã nghe Trịnh Công Sơn cầm đàn hát trong một cuộc họp mặt khó quên…

Em còn nhớ hay em đã quên được chọn làm nhan đề cho một tuyển tập 50 tình khúc Trịnh Công Sơn do NXB Trẻ - TP.HCM ấn hành tháng 4.1991. Khi in xong, một số được chuyển ra giới thiệu tại Hà Nội, lúc ấy Thái Bá Vân đang nằm trên giường bệnh đã nhận được một cuốn từ tay nhạc sĩ Văn Cao đưa tặng và đã nhận xét: “hơi nhạc có ma lực xa xăm, sâu kín của Trịnh Công Sơn trước sau là một, chưa bao giờ nó có hạn hẹp, chia lìa, một hơi nhạc đằm thắm và siêu hình, như phấp phỏng hoang vắng về những nỗi đau con người trước ý nghĩa của cuộc đời và hy vọng. Nhưng tài năng của anh lại làm ta an tâm, rằng cái thế giới bàng hoàng thao thức kia không có cách nào khác để bày tỏ ngoài cách của nghệ thuật. Bởi thế mà cả nghệ thuật và chúng ta đều có thể biết ơn anh” (tháng 6.1991).
Trước đó có hơn chục năm, Thái Bá Vân đã nghe Trịnh Công Sơn hát các tình khúc (viết trong thời kỳ đầu yêu Dao Ánh say đắm) như Mưa hồng, Gọi tên bốn mùa, Còn tuổi nào cho em rồi. Đó là vào những năm 1978 - 1979, lúc Thái Bá Vân từ Hà Nội vào dạy học tại Huế theo lời mời thỉnh giảng và thường đến chơi với Trịnh Công Sơn ở căn nhà trên đường Nguyễn Trường Tộ, là nơi “đầy kỷ niệm với bạn bè trong đó”. Trên tạp chí Văn Nghệ số 3.1991, Thái Bá Vân ghi nhận: “Trong bộ Bách khoa Le Million viết về tất cả mọi đất nước trên trái đất này, người ta viết về Trịnh Công Sơn (tập 8, trang 122 - Geneve 1973) như sau: “…Nhiều thi nhân Việt Nam ngày nay đã tìm hơi thở hùng ca của tổ tiên ngày trước để hát nỗi đau của mình. Trịnh Công Sơn nổi bật giữa những tài năng trẻ đó. Bài hát của anh tràn ngập thành phố và thôn quê. Trịnh Công Sơn cất cao tiếng hát thi nhân mà đạn bom không bao giờ dập tắt được… Anh nhìn quê hương với đôi mắt nợ nần”.
Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc. Âm nhạc như thế là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa một cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc. Không có bất hạnh và nụ cười có lẽ âm nhạc cũng không thể có cơ duyên ra đời (...). Một bản tình ca đôi khi đi theo suốt đường đời của một con người cho đến tàn cơn mộng mị.
TRỊNH CÔNG SƠN
Riêng bài Em còn nhớ hay em đã quên, Thái Bá Vân kể: “Tôi được nghe chính Trịnh Công Sơn hát tại một gia đình Sài Gòn đã lâu (có lẽ đó là mùa hè 1982) quanh nhiều khuôn mặt một thời tăm tiếng. Ví dụ bà thi nhân Mộng Tuyết - vợ cố thi sĩ Đông Hồ, nhà thơ già Bàng Bá Lân và bữa cơm là do đôi bàn tay văn hiến Hà Nội của bà Vũ Hoàng Chương điều khiển, hôm ấy có một người phản ứng bài hát của Sơn khá mạnh... Trịnh Công Sơn vẫn hiền hậu mỉm cười, không đáp và bấm đàn hát tiếp: Em ra đi nơi này vẫn thế... Thành phố vẫn có những giấc mơ, vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên con đường đi... Em còn nhớ hay em đã quên. Một lần nữa tôi thấy ngọn nến lung linh xanh ngát trong mọi ca khúc của anh, dịu dàng hắt lên khuôn mặt quê hương thứ ánh sáng ám ảnh, huyền thoại, như trên hội họa của một Georges de la Tour (1593-1652), mà mãi đầu thế kỷ 20 người ta mới nhận ra”. Buổi họp mặt trên không ai biết bài ấy Trịnh Công Sơn đã chép tặng Dao Ánh (đang ở Mỹ) và sáu tháng sau ngày phát hành tuyển tập Em còn nhớ hay em đã quên, Trịnh Công Sơn có thư gửi Dao Ánh, với đoạn viết về diện mạo của đường phố Sài Gòn cách đây 20 năm và tự phác họa đôi nét về ông ngày đó:
Sài Gòn, 11/10/1991.
Dao Ánh thân mến, Sài Gòn dạo này thay đổi nhiều, nhất là về việc xây dựng nhà cửa. Có những con đường ở các quận trung tâm chỉ cần một vài tháng không đi qua khi tình cờ trở lại đã không thể nhận ra đâu là căn nhà quen cũ của mình. Người ta xây cất nhà hoặc sửa mới lại để cho thuê hoặc làm mini hotel. Quán xá cũng mọc lên ào ạt (...) Với anh và một vài người bạn, không còn nơi nào dễ sống hơn ở đây nữa. Đã quen với từng centimet của đời sống này và có một bầu không khí riêng để thở và đã có đủ niềm vui nho nhỏ từng ngày mà không cần mơ ước gì thêm. Thảng hoặc nếu được đi đây đi đó một chút thì cũng chỉ để thay đổi cái nhìn, để thăm viếng bạn bè cũ, ngoài ra chẳng phải vì khao khát hoặc ước muốn gì cả. Cách đây ít lâu có nghe ai đó nói rằng Ánh dự định về thăm nhà trong năm nay. Anh thấy vui vui vì nghĩ rằng Ánh về sẽ có dịp bắt gặp lại đâu đó một vài hình ảnh cũ, một vài điều tưởng đã quên đi ngờ đâu vẫn còn đó. Cũng vì cứ sống mãi với những điều lặt vặt, nhỏ nhắn như thế mà rốt cùng rồi chẳng muốn đi đâu.

Trịnh Công Sơn bên Hoàng thành Huế - Ảnh do gia đình TCS cung cấp
Mưa lúc 18g15. Ánh ơi, những ngày tháng bây giờ hình như không thuộc về anh nữa. Có nhiều lúc ngồi nghĩ lại anh thấy mình đã đánh mất quá nhiều dịp tốt để thực hiện một vài giấc mơ của mình. Chúng mình nói chung đã bỏ lỡ, đã đánh mất nhiều những giấc mộng mà bây giờ nghĩ lại có khi cũng cảm thấy đôi chút ngậm ngùi. Đang mưa ngoài trời, mưa nặng, nhiều và có sấm sét. Anh đang ngồi uống rượu sake với người bạn ở Nhật về, cùng Tôn Thất Văn (họa sĩ), Lữ Quỳnh ở vườn nhà anh. Cuối cùng cũng chẳng có gì quan trọng, chỉ tiếc là không bao giờ nói được hết những gì mình nghĩ với người mình yêu thương và đời sống đã mang đi hết những câu kinh trinh bạch mà không phải lúc nào, giờ nào, thời nào cũng thổ lộ cùng nhau được. Có một thời rất ngu si, mê muội. Có một thời rực rỡ trí tuệ tinh anh. Đã nhìn và thấy hết cuộc đời nhưng khi giác ngộ thì không còn cơ hội để lặp lại những ngôn ngữ chân thực, tinh tuyền của mình nữa. Anh không nuối tiếc cuộc đời mà chỉ vì yêu thương nó mà phải nói lại những lời đáng ra phải lãng quên. (Còn tiếp)
Giao Hưởng - Dạ Ly(giới thiệu)



7:44:00 SA | 0 nhận xét | Read More


Bài Đăng Được Xem Nhiều

VANESSA MEA (Vĩ Cầm)

Nguyenthuong Media