Kỹ thuật chụp lia máy
Chụp lia máy (panning) là một kỹ thuật nhiếp ảnh đã được sử dụng từ rất lâu và giúp nhiếp ảnh gia tạo ra những hiệu ứng đẹp và lạ mắt nhưng cũng phải khổ luyện mới thành tài - hoặc phải gặp hên. Đúng như tên gọi của kỹ thuật này, người chụp “lia máy” theo chủ thể đang chuyển động muốn chụp với tốc độ cửa chập (shutter speed) đặt rất chậm (khoảng dưới 1/60 giây) để tạo ra những bức ảnh trong đó chủ thể (hoặc một phần chủ thể) nét (tương đối) còn hậu cảnh - và đôi khi cả tiền cảnh - bị nhòa đi do máy di chuyển theo chủ thể. Tùy vào ý tưởng sáng tạo của người chụp sẽ quyết định nên đặt tốc độ cửa chập và cách lia máy (hay ngoáy máy) như thế nào cho phù hợp.
Về căn bản, kỹ thuật chụp lia lợi dụng tốc độ cửa chập chậm và động tác lia máy theo chủ thể để vừa giữ được nét của chủ thể, vừa tạo hiệu ứng nhòe hình của hậu cảnh một cách “nghệ thuật”, đem lại cho bức ảnh không khí sống động của chủ thể đang di chuyển.
Cách chụp như sau:
1. Đặt chế độ cửa chập (shutter speed) thấp - mới đầu đặt ở 1/30 giây, sau đó sẽ điều chỉnh sau theo tốc độ di chuyển của chủ thể - nhằm mục đích khi lia theo máy, tốc độ đủ chậm để làm nhòe hậu cảnh. Vấn đề chiều sâu ảnh trường (DOF) liên quan tới khẩu độ mở (apature) không quan trọng lắm vì đằng nào hậu cảnh cũng bị nhòe mờ do máy ảnh di chuyển theo chủ thể đang chuyển động. Tuy nhiên, cũng cần chú ý khép khẩu độ mở phù hợp bởi lúc này tốc độ cửa chập rất chậm có thể làm cho ảnh bị cháy do thừa sáng (overexposure).
2. Vị trí góc chụp: Nên đứng tương đối xa đường di chuyển của chủ thể, không nên đứng theo hướng chủ thể tiến lại gần hay ra xa chỗ đứng chụp để đảm bảo khoảng cách giữa máy và chủ thể không thay đổi đáng kể trong quá trình bấm máy, ví dụ: muốn chụp xe cộ đi lại trên đường, không nên đứng sát mép đường mà nên lùi sâu vào bên trong. Liên quan đến cự ly chụp, để chụp lia nên chọn các ống tele tầm ngắn từ 85-100mm là phù hợp.
3. Chuẩn bị: Nên chuẩn bị tư thế đứng chụp và luyện lia máy theo hướng phán đoán chủ thể sẽ di chuyển, nên chụp thử vài kiểu để đánh giá tốc độ cửa chập đã đặt có phù hợp với mong muốn xóa phông (là nhòe hậu cảnh) và tốc độ di chuyển của chủ thể không (theo phán đoán). Đặt sẵn khẩu độ mở phù hợp với tốc độ cửa chập đã định để ảnh không quá tối hay quá sáng cháy; quyết định trước nên bắt đầu lia từ khoảng nào và ngắm vào các điểm có cự ly tương đương rồi thử căn nét và lia. Nên tính trước vị trí sẽ bấm máy để có được hậu cảnh và góc chụp đẹp.
4. Các chế độ căn nét: Nếu phán đoán trong quá trình lia cự ly giữa máy và chủ thể là không đổi - trong phạm vi thời gian cửa chập hoạt động (ví dụ 1/30 giây) - và tay lia đã tập điêu luyện, có thể đặt máy ở chế độ căn nét cố định và căn nét trước dựa vào các vật có khoảng cách tương đương với chủ thể khi xuất hiện. Nếu không hiệu quả, cần chuyển sang chế độ căn nét vật chuyển động đối với các máy số, ví dụ ở Canon DSLR là AI Servo hay Nikon DSLR là AF-C.
5. Thao tác chụp: Khi chủ thể xuất hiện, giơ máy ngắm vào chủ thể và lia theo chủ thể, quan sát tới khoảnh khắc thuận lợi và hậu cảnh mong muốn thì nhấn nút chụp. Với máy số ở chế độ căn nét vật chuyển động, nhấn nửa nút chụp sau khi bắt được chủ thể vào khuôn hình và tiếp tục lia máy theo chủ thể đến vị trí thuận lợi thì bấm nốt nửa nút để chụp. Lưu ý quan trọng: Khi bấm nút vẫn tiếp tục lia theo chủ thể mà không dừng lại ngay để bảo đảm chủ thể không bị mất nét do máy “chững lại” còn chủ thể vẫn tiếp tục di chuyển.
Hai thách thức lớn nhất trong kỹ thuật chụp lia là làm sao bắt kịp với tốc độ của chủ thể đang di chuyển và luôn giữ chủ thể trong khuôn hình, và khi bấm chụp, máy không giật hay chững lại làm mất nét chủ thể. Để vượt qua hai thách thức này, bạn cần luyện tập lia máy và đi chụp vào những ngày may mắn.
Nói chung, muốn có những bức ảnh chụp lia đẹp theo mong muốn, bạn cần phải kiên trì tập luyện. Những kiểu đầu thực hành chụp lia thường làm cho người chụp rất nản lòng, nhưng sau vài chục tới khoảng một trăm kiểu bạn sẽ tự tin hơn và có thể tập trung vào sáng tác nghệ thuật với kỹ năng chụp lia máy của mình.
Chủ thể nét nhưng hậu cảnh nhòa mở do máy ảnh di chuyển theo chủ thể
Vinacamera.com
Về căn bản, kỹ thuật chụp lia lợi dụng tốc độ cửa chập chậm và động tác lia máy theo chủ thể để vừa giữ được nét của chủ thể, vừa tạo hiệu ứng nhòe hình của hậu cảnh một cách “nghệ thuật”, đem lại cho bức ảnh không khí sống động của chủ thể đang di chuyển.
Cách chụp như sau:
1. Đặt chế độ cửa chập (shutter speed) thấp - mới đầu đặt ở 1/30 giây, sau đó sẽ điều chỉnh sau theo tốc độ di chuyển của chủ thể - nhằm mục đích khi lia theo máy, tốc độ đủ chậm để làm nhòe hậu cảnh. Vấn đề chiều sâu ảnh trường (DOF) liên quan tới khẩu độ mở (apature) không quan trọng lắm vì đằng nào hậu cảnh cũng bị nhòe mờ do máy ảnh di chuyển theo chủ thể đang chuyển động. Tuy nhiên, cũng cần chú ý khép khẩu độ mở phù hợp bởi lúc này tốc độ cửa chập rất chậm có thể làm cho ảnh bị cháy do thừa sáng (overexposure).
2. Vị trí góc chụp: Nên đứng tương đối xa đường di chuyển của chủ thể, không nên đứng theo hướng chủ thể tiến lại gần hay ra xa chỗ đứng chụp để đảm bảo khoảng cách giữa máy và chủ thể không thay đổi đáng kể trong quá trình bấm máy, ví dụ: muốn chụp xe cộ đi lại trên đường, không nên đứng sát mép đường mà nên lùi sâu vào bên trong. Liên quan đến cự ly chụp, để chụp lia nên chọn các ống tele tầm ngắn từ 85-100mm là phù hợp.
3. Chuẩn bị: Nên chuẩn bị tư thế đứng chụp và luyện lia máy theo hướng phán đoán chủ thể sẽ di chuyển, nên chụp thử vài kiểu để đánh giá tốc độ cửa chập đã đặt có phù hợp với mong muốn xóa phông (là nhòe hậu cảnh) và tốc độ di chuyển của chủ thể không (theo phán đoán). Đặt sẵn khẩu độ mở phù hợp với tốc độ cửa chập đã định để ảnh không quá tối hay quá sáng cháy; quyết định trước nên bắt đầu lia từ khoảng nào và ngắm vào các điểm có cự ly tương đương rồi thử căn nét và lia. Nên tính trước vị trí sẽ bấm máy để có được hậu cảnh và góc chụp đẹp.
4. Các chế độ căn nét: Nếu phán đoán trong quá trình lia cự ly giữa máy và chủ thể là không đổi - trong phạm vi thời gian cửa chập hoạt động (ví dụ 1/30 giây) - và tay lia đã tập điêu luyện, có thể đặt máy ở chế độ căn nét cố định và căn nét trước dựa vào các vật có khoảng cách tương đương với chủ thể khi xuất hiện. Nếu không hiệu quả, cần chuyển sang chế độ căn nét vật chuyển động đối với các máy số, ví dụ ở Canon DSLR là AI Servo hay Nikon DSLR là AF-C.
5. Thao tác chụp: Khi chủ thể xuất hiện, giơ máy ngắm vào chủ thể và lia theo chủ thể, quan sát tới khoảnh khắc thuận lợi và hậu cảnh mong muốn thì nhấn nút chụp. Với máy số ở chế độ căn nét vật chuyển động, nhấn nửa nút chụp sau khi bắt được chủ thể vào khuôn hình và tiếp tục lia máy theo chủ thể đến vị trí thuận lợi thì bấm nốt nửa nút để chụp. Lưu ý quan trọng: Khi bấm nút vẫn tiếp tục lia theo chủ thể mà không dừng lại ngay để bảo đảm chủ thể không bị mất nét do máy “chững lại” còn chủ thể vẫn tiếp tục di chuyển.
Hai thách thức lớn nhất trong kỹ thuật chụp lia là làm sao bắt kịp với tốc độ của chủ thể đang di chuyển và luôn giữ chủ thể trong khuôn hình, và khi bấm chụp, máy không giật hay chững lại làm mất nét chủ thể. Để vượt qua hai thách thức này, bạn cần luyện tập lia máy và đi chụp vào những ngày may mắn.
Nói chung, muốn có những bức ảnh chụp lia đẹp theo mong muốn, bạn cần phải kiên trì tập luyện. Những kiểu đầu thực hành chụp lia thường làm cho người chụp rất nản lòng, nhưng sau vài chục tới khoảng một trăm kiểu bạn sẽ tự tin hơn và có thể tập trung vào sáng tác nghệ thuật với kỹ năng chụp lia máy của mình.
Chủ thể nét nhưng hậu cảnh nhòa mở do máy ảnh di chuyển theo chủ thể
Vinacamera.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
nguyenthuong.info@gmail.com