Tham Dự photo2011

Tham Dự photo2011
CUỘC THI TUYỆT TÁC NHIẾP ẢNH VỀ KIẾN TRÚC VIỆT NAM 2011

CHUYÊN ĐỀ NHIẾP ẢNH

Kỹ Thuật Máy Ảnh

Holine : 01212904000

Holine : 01212904000
nguyenthuong.info@gmail.com

Download



Radio Online

Sai Gòn TiVi Online

Thế Giới Tivi Online

Tuổi Trẻ Online

Workshop

MEDIA

MEDIA
NGUYENTHUONG MEDIA

VÀI NÉT PHONG TỤC NGÀY TẾT

Written By nguyenthuong info on Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011 | 6:09:00 SA

 
Xmas
VÀI NÉT PHONG TỤC NGÀY TẾT
Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý--Bóng xuân sang.
Trích "Mùa Xuân Chín," thơ Hàn Mặc Tử


Ít nắng mới, ít gió mới. Thế là đủ để báo hiệu một mùa xuân mới. Nhưng dù mới thế nào đi nữa, mùa xuân chỉ nằm trong chu kỳ luẩn quẩn bốn mùa của Tạo Hóa. Cũng như thơ họ Hàn làm đã lâu mà đọc lại cứ tưởng như mới làm xong đêm qua. Cách đón nàng Xuân cũng xưa lắm, có lẽ bắt nguồn từ ngàn năm trước trong cơn mưa phùn lất phất ở miền Bắc Việt Nam. Khi ấy, người Việt bắt đầu gọi những ngày đầu xuân là "Tết" (đọc trại ra từ chữ "tiết," tức là "mùa," hay hiểu rộng ra là "mùa hội"). Nhưng dù xưa thế nào đi nữa, phong tục ngày Tết vẫn phản ảnh những tính cách đặc thù của nền văn hóa Việt qua nhiều thế hệ. Tết là dịp để người ta biểu tỏ tình thương nhân loại, xum họp gia đình, thăm viếng thân nhân, và thờ phượng tổ tiên. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi, chơi đùa để chuẩn bị làm việc hăng say hơn trong năm mới. Ngày xuân trên xứ người, ta hãy cùng ôn lại một vài nét tổng quát về những tập tục ngày Tết.


I. Đón Tết với Gia Đình
Như lễ Tạ Ơn và lễ Giáng Sinh của Tây phương, Tết là lúc gia đình góp mặt đông đủ. Con cái, cháu chắt đi làm, đi học ở xa đều được nghỉ phép về thăm nhà khoảng 23 tháng Chạp âm lịch. Tuy vậy, gia đình Việt Nam trung bình dành ra nửa tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết cho chu đáo. Có rất nhiều việc để làm: nào thăm mồ mả tổ tiên, nào mua hoa, pháo, nhang, đèn, nào sắm sửa quần áo mới, nào gói bánh chưng, bánh dầy, nào quét dọn nhà cửa. Đến đêm 30 tháng Chạp, mọi việc mua sắm phải hoàn tất, bàn thờ tổ tiên phải được sắp đặt tươm tất, các món ăn phải làm xong, pháo phải sẵn sàng.
1. Đi thăm mộ tổ tiên
Từ ngày 23 cho đến chiều 30 tháng Chạp, con cháu trong gia tộc tề tựu đông đủ và cùng đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Khi chưa có nghĩa trang ở nông thôn Việt Nam, ít nhà có ruộng đất lớn để làm mộ phần tổ tiên, nên những điền chủ có nhiều ruộng đất trong làng cho mượn đất chôn nhờ. Vì thế, cuối năm, mỗi gia đình đi thăm mộ đều mang theo quà Tết để biếu điền chủ đã cho mình mượn đất hay người coi sóc nghĩa trang (nếu mộ phần đặt trong nghĩa trang).
2. Đưa Táo quân về trời
Sự tích Táo quân (gồm ba vị thần coi quản bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình) đại khái như sau: Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo nhưng ăn ở với nhau rất đằm thắm. Nhưng làm hoài mà vẫn chỉ đủ ăn, anh chồng quyết định đi xa một chuyến thử thời vận, mong làm giàu để chị vợ đỡ lam lũ. Không may, anh ra đi được ba năm vẫn chưa quay lại. Chị vợ chờ mãi, chắc là anh đã chết nên tái giá với một anh nhà giàu. Dù vậy, lòng chị vẫn vương vấn tình cảm cũ. Mọât hôm, gần ngày Tết (có lẽ nhằm ngày 23 tháng Chạp?), gia đình làm cỗ cúng tổ tiên rất lớn nên có mấy người đến ăn xin trước cửa. Khi chị vợ đưa thức ăn cho họ, chị bất chợt nhận ra một trong những người ăn xin là anh chồng cũ của chị. Anh chồng sau thấy vậy, vội cho là vợ mình không chung thủy, nên nặng lời với chị. Uất ức vì bị hiểu lầm, chị liền nhảy vào đống lửa đốt vàng mã cao ngun ngút ngoài sân, tự vẫn. Anh chồng cũ thương vợ, cũng nhảy theo vào đống lửa. Anh chồng mới ăn năn thì sự đã rồi, nên anh nhảy luôn vào đống lửa. Hồn ba người lên thượng giới chầu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng cảm thương tình cảnh của ba người, bèn phái cả ba về hạ giới để coi sóc bếp lửa của mỗi gia đình và cuối năm về thượng giới tâu lại những chuyện tốt xấu xảy ra trong từng gia đình trong năm.
Trên đây chỉ là một trong những sự tích về Táo quân. Nói chung, câu chuyện được kể lại nhằm giải thích nguồn gốc tục đưa Táo quân về trời và răn dạy con người tự giữ gìn hạnh kiểm vì mọi việc làm của con người đều được trình báo với Ngọc Hoàng. Ngày 23 tháng Chạp, mỗi nhà đều làm cơm, cúng tiễn Táo quân về trời. Ngoài mâm cơm với các món ăn tươm tất (tùy gia đình giàu, nghèo), còn có mũ và áo mã (bằng giấy) để Táo quân mặc và một hoặc ba con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cưỡi về thiên đình.
3. Lễ rước vong linh ông ba
Chiều 30 tháng Chạp, các thức ăn và trái cây được xếp thành cỗ để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Đây là dịp cả gia đình quây quần trước vong linh cửu huyền thất tổ, ôn lại những sự việc đã xảy ra trong năm để rút tỉa kinh nghiệm cho năm mới. Gia trưởng (người đứng đầu gia tộc, thường là người cao tuổi nhất) trịnh trọng thắp nén hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau gia trưởng, mọi người trong nhà đều nghiêm trang chắp tay cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
4. Đốt pháo
Đúng giao thừa (tức là thời điểm giao hòa giữa 12 giờ đêm 30 tháng Chạp của năm cũ với rạng sáng mùng Một của năm mới), nhà nhà nhất loạt châm ngòi đốt pháo. Pháo tiểu, pháo trung, pháo đại đồng thanh nổ đùng đùng, dòn dã, và mùi khói nồng khét của thuốc pháo quyện vào mùi nhang thoang thoảng trên bàn thờ thành một thứ mùi rất đặc biệt, rất Tết.
Ngày xưa, dưới thôn quê, người ta tin rằng tiếng pháo trừ khử được ma quỷ và mang lại hạnh phúc cho dân làng. Lâu rồi thành tục. Ngày nay, tuy chỉ còn một số người tin vào việc trừ khử tà ma kiểu này, nhà nào cũng đốt pháo từ đêm giao thừa sang sáng mùng Một, mùng Hai, mùng Ba để đón vong hồn tổ tiên về ăn Tết, đón khách tới chơi, và đón khí xuân vào nhà. Đôi khi, đến mùng Mười vẫn nghe tiếng pháo lách tách ở xóm trên xóm dưới. Tiếng nổ đì đùng, vui tai của pháo phản ảnh sự tưng bừng nhộn nhịp của ngày Tết, và người ta tin rằng màu hồng thắm của xác pháo tượng trưng cho những điều may mắn.
Tiếc thay, vài năm gần đây, chính quyền cộng sản Việt Nam đã ra lệnh cấm đốt pháo trong nước. Có lẽ những âm thanh râm ran, ấm áp của pháo chỉ còn văng vẳng tại các hội chợ xuân hải ngoại.
5. Xuất hành
Khi tiếng pháo đã ngớt đêm 30, mỗi gia đình thường cử một người xuất hành (tức là bước ra khỏi nhà) trong những giây phút mới mẻ ngày đầu năm. Xuất hành phải xem lịch (xin xem bài viết về Âm Lịch) để chọn hướng tốt, hạp với tuổi của mình (xin xem bài viết về Các Con Giáp), ngụ ý để mang đến điều may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà trong năm mới. Sau khi xuất hành xong, người ta có thể tự xông nhà.
6. Xông nhà (hay "xông đất")
Đầu năm, nhiều người Việt cho rằng người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Vì thế, cứ mỗi đầu năm là chủ nhà nhờ người có vận may xông nhà dùm. Người may mắn là người làm ăn phát đạt trong năm, gia đình sung túc, hạnh phúc. Nếu không tìm ra người, đôi khi chủ nhà đi xông nhà cho chính họ. Khách đi xông nhà thường ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính gian nhà, rồi rảo một lượt quanh nhà, xuống tận bếp, cốt để mang vận may vào từng xó nhà.
7. Chúc thọ
Trong gia đình Việt Nam, người cao tuổi được kính trọng hơn hết vì có nhiều kinh nghiệm. Theo thiển ý người viết bài, sự kính trọng quý vị cao niên cho thấy một xã hội biết kiêng nể nguồn gốc và có tinh thần khiêm tốn, chịu khó học hỏi từ những người đi trước vì có ai từng trải bằng các vị ấy. Cho nên, sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong gia tộc tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc tuổi ông bà, cha mẹ. Người Việt quan niệm rằng cứ mỗi độ xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, bất kể sanh nhằm ngày nào trong năm.
8. Lì xì
Chữ "lì xì" được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ "lợi thị" (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi các em, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt, v. v. Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Thưở trước, sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm mới.
9. Thăm viếng
Sau khi xông nhà xong, chủ nhà bắt đầu tiếp đón bạn bè, thân quyến đến thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường, mùng Một được dành để chúc thọ các bậc trưởng thượng trong gia tộc, thăm hỏi họ hàng. Mùng Hai được dành để các trò đến viếng và tạ ơn thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ mình trong năm qua, nêu cao truyền thống "tôn sư trọng đạo" của học sinh Việt Nam. Mùng Ba là ngày thăm hỏi, vui chơi với bè bạn.
10. Kiêng cữ
Vì cho là các hành vi trong những ngày đầu năm có thể đem lại vận hên, xui trong năm, nên người Việt hết sức thận trọng với lời ăn tiếng nói và các hành động vào ba ngày đầu năm. Có một số việc nên tránh, chẳng hạn: quét rác, đặc biệt là xác pháo, ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa; biếu tặng các vật "cấm" như thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là mang dấu hiệu của bệnh hoạn và xung khắc; nói các lời nặng nề, thô tục; khóc lóc, than thở; đập vỡ chén dĩa hay gương soi vì bị xem là dấu hiệu của sự đổ vỡ trong gia đình; mặc quần áo trắng hay đen vì bị xem là màu tang tóc, v. v. Vài việc kiêng cữ nêu trên đã đơn giản hóa theo thời gian, nhưng phần lớn vẫn được người Việt tin tưởng đến ngày nay.
II. Đón Xuân Trong Làng
Khác với lễ Tạ Ơn và lễ Giáng Sinh của Tây Phương, Tết Việt Nam không đơn thuần là dịp để xum họp gia đình mà còn là dịp để sinh hoạt, thi đua, kết thân với mọi người ngoài xã hội. Xã hội Việt Nam từ thưở xưa đã lấy nghề nông làm gốc, và người dân tổ chức xã hội theo hệ thống làng xóm, sống trong quần thể để tiện đùm bọc cho nhau khi mưa khi nắng. Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong xã hội Việt Nam, kiến tạo bởi một khối dân cư ở nông thôn, và có đời sống riêng về nhiều mặt.
1. Dựng nêu
Nhờ những sinh hoạt chung thường ngày, người dân Việt càng gắn bó hơn khi hữu sự. Theo một tích xưa, làng xóm và chùa chiền Việt Nam hay bị quỷ quấy nhiễu, nên mọi người cầu khẩn Phật che chở. Phật liền hiện ra và bắt lũ quỷ. Chúng van lạy xin tha và hứa sẽ không quấy phá nữa. Phật tha cho bọn chúng và căn dặn chúng không nên bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Rồi Phật dạy người dựng cây nêu cột phướn và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất quỷ phải tránh xa. Từ đó, cứ Tết đến là người ta dựng cây nêu ở các chùa, đình làng, và đôi khi ở trước cửa nhà nữa.
Cây nêu là một thân tre cao, trên đỉnh treo ngọn phướn (cờ) ngũ sắc tượng trưng cho năm hành (kim: trắng, mộc: đen, thủy: xanh, thổ: vàng, hỏa: đỏ). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành) tượng trưng cho bát quái (trong Kinh Dịch). Khi gió thổi qua, những chiếc khánh chạm vào nhau leng keng, nghe vui tai. Nêu dựng ở nhà dân không có ngọn phướn.
Đến mùng Bảy Tết, người ta làm lễ cúng Trời Đất, gọi là lễ Khai Hạ, và hạ cây nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết. Mọi người trở về cuộc sống thường nhật.
2. Hái lộc đầu xuân
Song song với việc dựng cây nêu ngọn phướn trong sân đình, chùa, người Việt còn có tục "hái lộc đầu xuân," cũng được thực hiện trong sân chùa, đình. "Lộc" có hai nghĩa, một là "nhánh cây non" và hai là "bổng lộc, ơn huệ." Sau khi đi lễ đêm 30 tháng Chạp về, người ta (phần đông theo Phật giáo và Khổng giáo) hay ghé lại các cây cổ thụ nơi sân đình, chùa, để hái một nhánh cây non về treo trước nhà hoặc trưng lên bàn thờ. Có lẽ vì chữ "lộc" (chỉ "nhánh cây") trùng âm với "bổng lộc, phước lộc" nên người ta tin rằng đem được cành lộc về nhà thì tương tự như rước được phước báu vào gia đình.
3. Hội xuân
Ân huệ không nhất thiết phải là tiền bạc mà gồm cả sức khỏe và sự sảng khoái tâm hồn. Do đó, dân làng tổ chức rất nhiều hội hè và các cuộc thi đua vào mùa xuân để mọi người cùng vui chơi sau một năm làm lụng cực nhọc. Tùy theo địa thế và dân cư, mỗi làng có những cuộc thi khác nhau. Dưới đây là một số cuộc thi tiêu biểu trong mấy ngày xuân:
Thi hát quan họ
Quan họ là một thể loại dân ca Bắc bộ, xuất phát từ tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, thể loại này do hoạn quan Hiếu Trung Hầu đặt ra để mua vui lúc tuổi già với đám trai gái trong tổng Nội Duệ, sau lan ra các tỉnh lân cận. Qua những câu hát quan họ, hai bên trai gái khen ngợi nhau, tỏ tình, rồi hứa hẹn với nhau. Vì không có nhạc đệm, hai bên cùng trao đổi bằng giọng đôi để nâng đỡ cho nhau. Khi thi hát, mỗi bên trai, gái có chừng bốn người (gọi là "bọn") cùng luyện giọng chung với nhau. Trọng tài là người hát lão luyện, biết nhiều giọng (tức là cách diễn tả lời hát qua nhiều giai điệu và âm vực khác nhau). Các bọn được chấm theo tài đối ý và đối giọng. Câu hát của bọn này càng lắt léo và dài hơi thì bọn kia càng khó đối. Giải thưởng không nhiều nhưng là vinh dự lớn cho bọn hát.
Ngoài lối hát quan họ, người ta còn thi hát đố, hát ví, hát trống quân, v. v. Môn nào cũng được người xem hội say mê theo dõi vì tính cách phong phú trong ngôn từ và chất giọng.
Thi thả chim
Ngày xưa, bồ câu là giống chim đưa tin nhanh và chính xác nhất, nên người ta chọn loại chim này để huấn luyện đi thi trong những hội Tết. Khi nghe tiếng trống lệnh, đàn chim được thả ra từ lồng tre phải nhất loạt bay lên. Các giám khảo chấm giải bằng cách theo dõi bóng của từng đàn chim trong một thau nước lớn. Đàn chim nào bay cao nhất và gọn nhất sẽ được giải.
Thi kéo co
Để nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc Việt, hội xuân nào hầu như cũng có tục kéo co. Những người tham dự chia làm hai bên, cùng nắm hai đầu dây và ra hết sức để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Hai bên có khi toàn là đàn ông, con trai lực lưỡng, có khi bên nam bên nữ, thường là những trai gái chưa chồng chưa vợ.
Thi đánh vật
Đánh vật vừa được coi là một môn thể thao và một môn võ nghệ, được trưng dụng ngay cả trong ngày thường để luyện tập sức khỏe. Một người đô vật giỏi cần phải khỏe và nhanh nhẹn để thi thố những miếng vật với đối phương. Người thắng cuộc phải vật ngửa hoặc đội bổng được đối phương của mình. Đô vật khi dự thi để mình trần, đóng khố xanh, đỏ, trắng, hoặc nâu, nhưng tránh màu vàng vì là màu của nhà vua. Tương truyền, nữ tướng Lê Chân của Hai Bà Trưng là người khởi xướng những cuộc thi đánh vật để tuyển binh. Dân làng về sau cứ theo lệ mà mở hội thi đánh vật.
Thi chèo thuyền
Không chỉ giỏi về bộ binh, dân Việt giỏi cả nghề thủy chiến. Cũng dưới thời Hai Bà Trưng, nữ tướng Cao Nhự đã tổ chức đội binh hải quân đầu tiên của Việt Nam. Theo truyền thống đó, người ta tổ chức những cuộc đua thuyền vào mùa xuân dọc theo các con sông lớn. Người tham dự có thể thi theo đội hay cá nhân. Trên bờ, người xem khua chiêng đánh trống cho cuộc đua thêm phần hào hứng.
Các cuộc thi làm thức ăn
Tất nhiên, dinh dưỡng chiếm vai trò không nhỏ trong đời sống người Việt. Tết đến, gia đình sum họp là lúc thết tiệc ăn mừng và lúc các bà, các cô trổ tài bếp núc của mình. Có rất nhiều cuộc thi trong dịp này, như thi thổi cơm, thi đồ xôi, thi nấu cỗ, thi làm bánh, thi luộc gà, v. v. Các cuộc thi không những đòi hỏi các bà, các cô phải biết nêm nếm các món ăn mà còn phải lanh lẹ, khéo léo trình bày các thức ăn cho có mỹ thuật nữa.
III. Tiêu Khiển Ngày Xuân
Nếu người Việt dành mùng Một Tết cho gia đình, mùng Hai cho thầy cô, thì mùng Ba ắt là cho bè bạn. Rong chơi ngoài hội xuân chưa tròn ý nghĩa ngày Tết, người Việt dành thêm những giây phút thâm trầm hơn với bạn bè qua những thú tiêu khiển thanh tao có, bình dân có.
1. Khai bút đầu xuân
Đầu năm, người Việt kiêng cữ rất kỹ từng lời ăn tiếng nói. Các học giả còn cẩn trọng đến từng nét chữ, câu văn, nên các cụ mượn khói hương nghi ngút và xác pháo đỏ hồng của ngày đầu năm để làm lễ khai bút. Nhân thi hứng đó, các cụ làm thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm và viết lên giấy điều (là loại giấy màu đỏ). Các bài thơ thường mang nội dung tán dương thiên nhiên hay mang lời chúc lành cho năm mới.
Đối với học trò, tục khai bút đầu xuân tượng trưng cho lòng hiếu học của dân Việt. Học sinh Việt Nam cũng tin rằng khai bút đầu xuân đem văn hay chữ tốt đến với họ trong năm mới. Ngày nay, cổ tục này dần dần mai một đi vì ít người học chữ Hán. Tuy nhiên, năm nào tại Hội Xuân do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California tổ chức cũng có mục "khai bút đầu xuân" bằng cả hai ngôn ngữ Việt và Anh.
2. Câu đối
Câu đối thực ra gồm hai câu có số chữ bằng nhau và đối chọi nhau cả về lời lẫn ý. Khi Hán học còn thịnh hành ở Việt Nam, câu đối được cả giới trí thức lẫn giới bình dân ưa chuộng. Ngày Tết, người ta treo chúng lên hai bên nhà để khách đến thăm cùng thưởng lãm với chủ. Câu đối được viết lên hai dải giấy điều bằng mực Tầu nhũ kim (loại mực lấp lánh vàng hay bạc). Người viết câu đối thường là các ông thầy đồ già trong làng, vốn có chữ tốt văn hay lại thêm tài viết chữ đẹp. Nội dung câu đối Tết là những lời chúc lành đầu năm. Sau này, câu đối không còn thịnh hành hay mang giá trị văn học nghệ thuật nữa mà chỉ được xem như món hàng trang trí cho vui nhà trong những ngày xuân.
3. Tranh Tết
Để trang hoàng nhà cửa vào dịp Tết cho sinh động hơn, người Việt chọn mua vài bức tranh Đông Hồ treo trong nhà. Tranh Đông Hồ là đặc sản của làng Đông Hồ, một làng nhỏ miền Bắc nước Việt. Tranh được in từ những ấn bản gỗ lên giấy dó (loại giấy xốp, bền, và mịn, làm từ vỏ một thứ cây leo tên là "dó"). Mực in tranh được pha chế bằng toàn chất liệu thiên nhiên: màu đen từ tro của lá tre, màu trắng từ vỏ trứng, màu xanh từ lá chàm, màu đỏ từ quả mồng tơi, v. v. Tranh diễn tả lại những điển tích, truyện thần thoại, hoặc biến cố lịch sử một cách hóm hỉnh, thông thường qua việc nhân cách hóa các động vật. Bức "Gà Đàn," chẳng hạn, vẽ một bầy gà con, tượng trưng cho lời chúc "con cháu đầy đàn," hay bức "Đại Cát," vẽ một anh gà trống uy nghi, tượng trưng cho lời chúc "an khang" nhân ngày đầu năm. Tranh Tết, nhất là tranh Đông Hồ, làm tăng thêm sự thanh lịch của gian phòng khách và chắc cũng bộc lộ trình độ hiểu biết nghệ thuật của chủ nhà đôi chút.
4. Mai đào
Hoa là món trang trí không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội Việt Nam. Ở miền Bắc, hoa đào nở rộ mỗi dịp xuân về. Ở miền Nam, hoa mai cũng đua sắc. Vì thế, mai và đào là hai loại hoa đặc trưng cho ngày Tết.
Hoa mai trưng vào dịp Tết là giống mai vàng, trổ thành từng khóm nhỏ trên cành cây mong manh cạnh những lộc non mơn mởn. Hoa đào màu hồng, cũng trổ thành khóm, thuộc giống bích đào (chỉ có hoa, không đậu quả) mới quý. Nhiều gia đình tin rằng những cành mai, đào nở rộ tươi tốt vào sáng mùng Một Tết sẽ đem lại sự thịnh vượng cho cả năm.
5. Cờ tướng
Cờ tướng có lẽ là thú tiêu khiển vận dụng trí năng nhiều nhất. Tương tự như cờ quốc tế (hay cờ vua), bàn cờ tướng hình vuông với các quân cờ tròn, mỗi quân có luật lệ tiến thoái riêng. Số người chơi gồm hai người, ngồi đối diện nhau. Người thắng phải "chiếu bí" (bắt) quân "tướng" của đối phương. Trong lịch sử Việt Nam còn lưu lại một truyền thuyết về môn cờ tướng:
Vào thời vua Trần Dụ Tôn (1341-1360), nước Việt đang có nguy cơ bị Trung Hoa xâm lăng. Để thử tài vua Dụ Tôn, vua Trung Hoa sai sứ giả sang Việt Nam thách đấu cờ với nhà vua. Nhà vua rất lo ngại, sai tìm người tài giỏi để đấu cờ với sứ giả Trung Hoa. Một cao thủ cờ tướng là Vũ Huyền đến chầu, cam đoan sẽ thắng sứ giả với điều kiện là trận đấu phải bắt đầu vào giữa trưa và ông phải được đứng hầu cận vua trong lúc đánh cờ.
Trận đấu diễn ra ngoài trời nên kẻ đứng hầu phải cầm lọng che cho vua. Vũ Huyền cho đục một lỗ thủng trên lọng của nhà vua để ánh mặt trời chiếu qua. Vũ Huyền cứ thế hướng dẫn tia nắng chiếu lên bàn cờ để vua theo đó mà đi. Kết quả là vua Dụ Tôn toàn thắng. Vua Trung Hoa từ đó kiêng nể vua Dụ Tôn, cho là người tài, nên không quấy nhiễu nước Việt nữa.
Đến nay, cờ tướng vẫn là một trò đấu trí truyền thống của người Việt trong suốt cả năm. Ngoài việc đấu cờ trên bàn cờ, người ta còn chơi cờ người ở một số làng tại Việt Nam. Luật lệ cờ tướng được giữ nguyên, duy các con cờ là người thật mặc y phục có thêu chữ mang tên các quân cờ, trang bị thêm cờ xí và binh khí, xem rất oai phong. Hai đấu thủ ngồi trên bệ cao ra lệnh cho các quân cờ di chuyển theo ý trên sân đình hay ruộng (thay cho bàn cờ).
IV. Nhi Đồng Chơi Xuân
Các cụ cao niên, các bậc trung niên, các anh thanh niên, và các cô thiếu nữ đều có những trò chơi ngày xuân. Lẽ tất nhiên, các em nhi đồng cũng ríu rít vui đùa cùng chúng bạn, khoe nhau quần áo mới, phong bao lì xì, và dắt tay nhau tung tăng khắp làng khắp phố.
1. Múa lân
Hễ nơi nào có tiếng trống "tùng dinh cắc tùng dinh" là mọi người từ cụ già đến em bé còn ẵm ngửa đổ xô ra xem. Nhanh chân nhất là các em nhi đồng, lúc nào cũng đứng hàng đầu, sát bên người đánh trống. Đoàn múa lân rất nhộn nhịp và đủ màu sắc, trông thật vui mắt. Đi đầu là ông địa, đeo mặt nạ, bụng tròn, phe phẩy chiếc quạt. Theo sau là mấy con lân, mỗi con do hai người múa; một người cầm đầu lân, người kia đỡ chiếc đuôi vải sặc sỡ. Hai người phối hợp nhịp nhàng, đưa con lân đi những nét khỏe mạnh, hùng dũng theo điệu trống.
Lân, nói tắt của "kỳ lân," là một trong bốn con vật huyền thoại: Long (rồng, được xem là cao quý nhất trong các loài vật), Ly hay Lân (loại thú đầu sư tử, mình ngựa), Quy (rùa, loại bò sát, được xem là sống thọ nhất), và Phượng (loại chim tưởng tượng, được xem là chúa các loài chim). Lân tượng trưng cho sức khỏe vô địch.
2. Súc sắc súc se
Đây là một trò chơi hàng năm của những trẻ em con nhà nghèo ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, tương tự như trò trick-or-treat trong lễ Haloween của Hoa Kỳ. Đêm 30 tháng Chạp, trước giao thừa, các em kéo nhau thành từng đoàn rảo quanh làng và đến những gia đình nhà giàu để xin tiền thay vì xin kẹo như lễ Haloween. Em đi đầu cầm một cái lon hoặc ống tre, vừa đi vừa gõ. Các em nối đuôi theo sau cùng hát bài đồng dao:
Nhà nào, nhà này,
Còn đèn, còn lửa,
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào.
Bước lên giường cao,
Thấy đôi rồng ấp.
Bước xuống giường thấp,
Thấy đôi rồng chầu.
Bước ra đằng sau,
Thấy nhà ngói lợp.
Voi ông còn buộc,
Ngựa ông còn cầm.
Ông sống một trăm,
Thêm năm tuổi lẻ.
Vợ ông sinh đẻ
Những con tốt lành,
Những con như tranh,
Những con như rối.


Bài đồng dao có ý khen chủ nhà là người quý phái (ví như rồng nằm trên giường cao), lại có nhiều của cải (nhà ngói lợp, voi, ngựa). Sau có ý chúc chủ nhà sống thọ (đến một trăm lẻ năm tuổi), vợ sanh cho nhiều con xinh đẹp (như tranh vẽ) và bụ bẫm (như con rối) để nối dõi. Với những lời chúc tốt đẹp như thế, ông bà chủ giàu có nào mà lại hẹp lượng với các em bao giờ!
Đã hai mươi hai năm qua, cái bức họa nàng Xuân gợi tình, gợi cảm của Hàn Mặc Tử hẳn chưa nhạt trong tâm trí người Việt đón xuân trên khắp hoàn cầu. Tuy những lễ nghi, phong tục để đón rước nàng Xuân có phần đơn giản hơn, gia đình Việt Nam tại hải ngoại vẫn không quên "ăn Tết" và dạy dỗ con cháu về những phong tục cổ truyền. Những lời giáo huấn ấy chính là một mùa xuân vậy.


Ông Như -Ngọc
6:09:00 SA | 0 nhận xét | Read More

HƯƠNG TẾT

Hương ngày Tết theo tôi tới tận bây giờ

Chợ quê ngày Tết. Ảnh tác giả cung cấp.

Tôi hay theo ông đi đụng thịt lợn, lúc về là một rá thịt: gan một ít, lòng một ít, thịt mỗi chỗ một ít, lại còn chai tiết nữa chứ. Chao ôi sao mà nhớ... (Đào Khánh Hội, Hàn Quốc)

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Bình. Nhà có ba chị em, bố mẹ làm công nhân nên phải gửi tôi về quê ở cùng ông bà. Năm 4 tuổi, tôi ở cùng bà ngoại.
Ngày ấy còn nghèo lắm, tôi vẫn nhớ những bữa cơm chiều đông giá rét, bên ngọn đèn dầu leo lét, hai bà cháu ngồi ăn toàn cơm độn khoai. Năm ấy tôi và bà không có Tết. Chỉ nhớ láng máng, bố mẹ về qua nhà biếu bà chút tiền và bánh rồi lại phải đi ngay. Tôi khóc đòi theo, bà phải dỗ dành bằng những quả sung giấm chín trong bị cói.
Năm tôi năm tuổi, tôi được đón về bên nhà nội. Nhà ông nội là trưởng họ. Gần tới Tết các bà các cô người thì cắp thúng mang tới ít gạo nếp, người thì góp bơ đỗ xanh để nấu xôi, gói bánh. Sáng 29 âm, mọi người vẫn phải đi cấy cho kịp vụ, ngoài đồng rộn lên tiếng hỏi bàn nhau ý ơi hẹn chiều đi chợ Tết. Chợ Quỳnh Côi ngày ấy rộn ràng lắm, góc này thì bày mấy quả bưởi, chỗ kia cành đào, cây quất, mấy bà già móm mém nhai trầu vừa trải vội mảnh nilon để bày chuối.
Tôi thích nhất được ra chỗ bán hương và nơi bán rau thơm. Mùi hương ấm áp và hình ảnh những mớ mùi buộc cọng rơm, những quả quất vàng lăn lóc... đã theo tôi mãi tới tận bây giờ. Nội còn chọn mua thêm mấy mớ mùi già để đun nước cho cả nhà rửa mặt mũi thơm tho sạch sẽ đón xuân về. Chợ xa lắm, các bà đội khăn mỏ quạ, người thì cắp thúng người thì đội thúng lên đầu, vội vã về nhà.
Họ hàng mỗi nhà một người tập trung tới nhà ông nội, chuẩn bị đi mời các cụ về ăn Tết. Người cầm cuốc, người cầm hương, tôi còn bé lăng xăng chạy và nghĩ mình sẽ làm nhiệm vụ nhổ cỏ xung quanh mộ.
Tôi vẫn nhớ ngày ấy chưa cấm pháo, nhà ai dù nghèo cũng cố mua cho được bánh pháo đỏ, rồi tới đêm giao thừa, chẳng ai hẹn ai mà nhất loạt đì đùng đì đẹt.
Tết bây giờ không như ngày xưa nữa, không còn cảnh nhà có dao tông thì mang dao tông, ai có mẹt thì mang mẹt, rồi người đun nước, người chặt lá chuối mang hơ cho dẻo, để lát chia thịt mang về. Tôi hay theo ông đi đụng thịt lợn, lúc về là một rá thịt đầy ngồn ngộn: gan một ít, lòng một ít, thịt mỗi chỗ một ít, lại còn chai tiết nữa chứ, tôi nhỏ nhất nên hay được phần cái đuôi lợn. Chao ôi sao mà nhớ...
Đêm giao thừa, mẹ chuẩn bị cơm để cúng gia tiên, bà sửa soạn lễ cho ông ra đình, chùa thắp hương. Tôi là cháu gái nhưng thường được ông dẫn theo, năm nào cũng bị tàn hương rơi làm áo thủng một lỗ.
Đúng 12 giờ, thời khắc bước sang năm mới, cả nhà tập trung đông đủ, bố mẹ và chú tôi chúc Tết ông bà, các cháu còn dại chỉ biết ngồi cười, chí chóe tranh nhau cái kẹo lạc, ông chúc lại rồi rót mật ong mừng tuổi mỗi người một chén. Chén mật ong tuổi thơ ấy mới thơm ngọt làm sao.
Các bạn cũng như tôi, ai cũng có tuổi thơ, có kỷ niệm, với tôi những kỉ niệm về Tết ngày xưa sẽ không bao giờ phai nhạt.
Tới bây giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao mùng một Tết lại kiêng không tới nhà người khác, ba ngày Tết kiêng không được hót rác, chỉ nghe bà nội tôi bảo rằng làm như vậy để có một năm mới nhiều tài lộc và mạnh khỏe.
Tới chiều mùng một mới có người tới xông nhà. Tôi phấn khởi lắm vì có người xông nhà rồi là được đi chơi, ngoài đường ai gặp nhau cũng tay bắt mặt mừng, đâu đâu cũng nghe thấy câu chúc Tết.
Giờ tôi ngồi đây, viết ra những dòng này, cũng lại là sắp Tết. Giật mình quay trở lại với thực tại, đã xa rồi những ngày xưa, lòng thoáng buồn vì Tết giờ khác quá. Ai cho tôi mua vé trở về với tuổi thơ?
Tết này là cái tết thứ năm ông không đi lễ đình chùa được nữa, bố tôi thường khấn: "Thầy ơi, chúng con mời thầy và các cụ về ăn Tết với gia đình". Tôi chỉ thấy ảnh ông nhìn cả nhà cười thật tươi.
Năm nay khu tôi ở các anh các chị về Việt Nam ăn Tết nhiều lắm, tôi ngậm ngùi ở lại và có lẽ sẽ còn phải rất lâu nữa mới lại được đi chợ Tết quê nhà.
Đào Khánh Hộ
5:32:00 SA | 0 nhận xét | Read More

NGÀY XUÂN SUM HỌP

Mỗi khi gió rét mùa đông bỗng hẹn gặp những ánh nắng vàng như mật, tiết trời đổi lại, trong trẻo ấm áp hơn nhiều, thì trong lòng con người lại tưng bừng niềm vui. Dường như xuân đang về, Tết đang đến, gần đâu đấy…




Ngày sum họp
ảnh minh họa

Những năm trước, anh em tôi đều chưa có gia đình. Những ngày giáp Tết là sôi động nhất. Ba anh em gọi điện tới tấp cho nhau bàn bạc xem đã mua những cái gì để người kia mua cái khác góp sắm Tết với Bố Bầm, rối rít họp bàn xem đi chơi ở đâu, tổ chức những gì, bắt đầu như thế nào…

Thế rồi lần lượt xuân qua, chị em tôi cũng qua sông làm dâu nhà người. Kiến giải nhất phận, mỗi người một mái ấm riêng cần vun đắp, lo toan.
Giáp Tết, tôi tíu tít gọi điện về cho Bầm hỏi xem sắm Tết nhiều chưa, rồi thông báo: "Anh nhà con nói năm nay dâu mới phải đi chào khắp lượt họ hàng, đông quá, nên mùng ba, Bầm hoá vàng chúng con mới về được, chẳng thể đến nhà ông bà nội gặp gỡ đầu xuân vào mùng 1 như mọi năm". Bầm "Ừ" khẽ khàng, phảng phất chút buồn.  

Liên lạc với anh cả tôi mới hay, anh năm nay phải trực đến mùng 3 Tết, nên cũng đành lỗi hẹn, chẳng thể về góp vui.

Chị hai tôi lại sắp "vỡ chum" đến nơi, đi lại khó khăn, giờ tôi mà không về nữa chắc bố Bầm chẳng còn chút gì gọi là Tết. Tôi đâm áy náy, không yên.

Liền gọi về cho Bầm hỏi han: "Năm nay Bầm nấu bánh Chưng không?". "Có chứ!". Tôi buột miệng: "Có ai về đâu Bầm nấu làm gì cho mệt!". Tôi biết có lẽ Bầm rơm rớm nước mắt khi nói: "Ừ nhỉ?". Tôi vô tình chạm vào nỗi buồn của Bầm rồi.

Ngày trước tôi và chị gái đều yêu, rồi lấy người ở khá gần, chỉ cách hơn chục cây. Bầm mừng hớn hở, ra vào lẩm bẩm: "Lấy gần vừa chẳng mất giỗ, không mất Tết, tất nhiên là chẳng mất con". Vậy mà chưa được một cái Tết, cả hai chàng rể đều "quắp" con Bầm đi, còn định hết Tết mới cho về. Bầm không buồn sao được.

Ngày Tết chủ yếu để gia đình sum họp, giờ mỗi người li tán một phương, mâm cơm bị chia năm sẻ bảy như thế đâu thể gọi là Tết, đâu thể gọi đó là gia đình, tổ ấm. Tôi đem chuyện thủ thỉ với chồng rồi rủ rê: "Chúng mình đi thăm hỏi và chúc Tết họ hàng những nơi chính vào sáng mùng 1, sau đó chiều về bên Ngoại là phải phép nhất, trưa mùng hai quay về, qua thăm hỏi hàng xóm thân cận cũng tốt". Anh thấy hợp lý nên xuôi xuôi, cười đồng tình.

Thế rồi vợ chồng tôi về thăm Bố Bầm, gửi biếu quà Tết. Trong nhà Bầm đang hối hả tất bật thu dọn nhà cửa, cọ rửa nồi, chuẩn bị gói bánh Chưng, dù đã biết tin chẳng đứa nào về. Tôi cũng chực khóc khi nhìn thấy Bầm xúc động, mắt long lanh ầng ậc nước lúc nghe vợ chồng tôi thông báo chiều mùng 1 sẽ về ăn Tết cùng. Vừa lúc thấy anh rể gọi điện: "Anh trai anh tiện có chuyến xe nên sẽ rước bà bầu về tận quê ngoại ăn Tết vào trưa mùng 1, cả nhà cứ yên tâm, Bố Bầm sẽ không phải lẻ loi đâu".  

Bố tôi cười vang: "Gia đình ta lại đông đủ lạ thường, do còn thêm vài nhân khẩu so với các năm, có thế chứ! Đã là truyền thống thì không được để nó mai một đi. Anh trưởng chúng mày cũng thu xếp được rồi. Mùng 1, cả chị dâu và con Ỉn cùng về sau đó sẽ quay lại cơ quan trực Tết tiếp".

Tôi còn nhớ rõ gương mặt ông xã khi ấy, rạng rỡ quay sang nhìn tôi rồi lắp bắp, mấp máy môi: "Anh cũng biết gia đình mình rất chan hòa, đầm ấm nhưng cũng chưa mường tượng được đến đây. Anh sẽ là một con chiên ngoan đạo trong "thánh đường" kiểu mẫu này!". Tôi nắm tay anh, một mùa xuân hạnh phúc lại về!  
 DT
5:26:00 SA | 0 nhận xét | Read More

Ca Sĩ THỦY TIÊN

Written By nguyenthuong info on Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011 | 10:51:00 CH

10:51:00 CH | 0 nhận xét | Read More

THỜI TRANG ULTIMO

Người đẹp da nâu bốc lửa với nội y Ultimo
Cô nàng da nâu Raica Oliveira là siêu mẫu đến từ thành phố Niteri, Brazil.
Bất cứ ai chiêm ngưỡng những pic của siêu mẫu 26 tuổi trong
 BST của hang thời trangUltimo
chắc chắn cũng bị hút hồn bởi chiều cao khủng 1m81 cùng sắc đẹp mặn mà của cô nàng.
Raica trở nên đình đám hơn sau giành chiến thắng trong cuộc thi người mẫu Elite Model Look
ở Brazil vào năm 1999. Đây chính là bước đi đầu tiên quan trọng trong làng thời trang, 
sau đó người đẹp chân dài trở thành là gương mặt quen thuộc 
trong chiến dịch quảng cáo của nhiều thương hiệu thời trang lớn như Bebe, 
Calzedonia, Chanel, Christian Dior, David Morris, Dolce & Gabbana, Emmanuel Ungaro, 
Forum, Hot Kiss, John Galliano, Loewe, Maidenform, Marks & Spencer, M. Officer,
Sergio Valente Jeans và Rosa Cha.
Nhờ vào những hợp đồng quảng cáo và thời trang, chân dài da nâu này trở thành 
một trong những người mẫu có thu nhập cao nhất thế giới nhờ vào việc đóng quảng cáo, 
trình diễn và xuất hiện trên các tạp chí lớn. Hãy xem qua bộ sưu tập nội y nóng bỏng
của hãng thời trang Ultimo các bạn sẽ thấy được lí do tại sao nàng này nổi tiếng như thế.

10:05:00 CH | 0 nhận xét | Read More

NÉT ĐẸP THỂ THAO

9:09:00 CH | 0 nhận xét | Read More


Bài Đăng Được Xem Nhiều

VANESSA MEA (Vĩ Cầm)

Nguyenthuong Media